Cung thủ Mông Cổ: Đội quân khuynh đảo thế giới của Thành Cát Tư Hãn, có thể bắn xa 200m
Đời sống tình ái kỳ lạ cùng cái chết bí ẩn của Thành Cát Tư Hãn / Giải mã 'thuật khủng bố' của Thành Cát Tư Hãn: 'Át chủ bài' giúp quân Mông Cổ đại thắng
Chiến thuật chiến đấu của đại quân Mông Cổ vốn phụ thuộc nhiều vào những con ngựa khỏe mạnh, nhanh nhẹn và có sức bền cao. Cùng với đàn ngựa chiến và kỹ thuật bắn cung thiện xạ, đế chế Mông Cổ ngày càng hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của nhà quân sự tài ba Thành Cát Tư Hãn.
Vó ngựa Mông Cổ uy mãnh cùng khả năng sử dụng cung tên tài tình đã giúp đội quân của Thành Cát Tư Hãn chinh phục tới một nửa thế giới, từ Trung Quốc tới Hungary, Ấn Độ tới nước Nga rộng lớn. Đây thực sự là một chiến tích phi thường mà hiếm có đế chế nào làm được trong lịch sử.
Mông Cổ xuất phát điểm chỉ là một nước nhỏ khi xét về quy mô dân số. Nhưng cách đây 800 năm, đội quân kỵ binh giỏi cưỡi ngựa, bắn cung của họ đã từng làm "rung chuyển" thế giới.
Cung thủ Mông Cổ: Bậc thầy chiến đấu với kỹ thuật bắn tên thiện xạ
Cung thủ là một phần quan trọng trong đội quân của Thành Cát Tư Hãn. Người Mông Cổ có thể săn bắn ngay sau khi họ có thể cầm được cây cung. Cũng giống như cưỡi ngựa, những binh lính Mông Cổ thường xuyên rèn luyện khả năng bắn cung, với bia bắn cách xa tới 200m.
Khả năng sử dụng cung tên "bậc thầy", giúp đại quân Mông Cổ đánh bại được nhiều đội quân hùng mạnh trên thế giới. Ảnh: Internet
Họ diễn tập trong các trận đánh từ nhỏ tới lớn để có thể phản ứng nhanh và tìm ra quyết sách chống lại kẻ địch. Nhờ được đào tạo và rèn luyện thường xuyên, giúp người Mông Cổ trở thành những cung thủ thiện xạ với khả năng chiến đấu "đáng sợ".
Quân đội Mông Cổ chủ yếu sử dụng các cây cung được làm bằng nhiều nguyên liệu như gỗ, sừng, tre và gân động vật. Mỗi người lính thường được trang bị từ 2-3 cây cung và nhiều tên bắn.
Những mũi tên của quân Mông Cổ có thể dài tới 100cm, cũng được sáng chế rất sáng tạo, phù hợp với từng trận chiến mà họ phải đối mặt với kẻ thù như mũi tên xuyên giáp, mũi tên gắn lông chim ở đuôi để bay xa hơn,...
Cung thủ Mông Cổ có thể bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc. Ảnh minh họa
Khác với những đội quân khác, cung thủ Mông Cổ có thể bắn được nhiều mục tiêu cùng một lúc ngay trên lưng ngựa ở khoảng cách xa. Thậm chí, họ được rèn luyện để có thể bắn tên theo bất kỳ hướng nào, ngay cả sau lưng.
Cung tên của đội quân Mông Cổ có sức mạnh rất lớn, những mũi tên được bắn ra có thể xuyên qua tấm áo giáp của kẻ thù ở khoảng cách gần.
Khả năng bắn tên chính xác của binh lính Mông Cổ cũng rất ấn tượng. Họ có thể bắn chết kẻ địch đang cưỡi ngựa từ xa.
Bên cạnh đó, đội quân Mông Cổ cũng sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau như kiếm lưỡi cong, chùy, búa và dao găm giúp họ dễ dàng xử lý khi chiến đấu trên ngựa và trên bộ.
Tôn kính ngựa và chiến thuật chiến đấu đặc biệt của đội quân Thành Cát Tư Hãn
Đội quân Mông Cổ rất tôn kính ngựa và chăm sóc cho chúng. Thông thường, mỗi người lính đều có từ 4-6 con ngựa. Đặc biệt, họ sẽ luân chuyển việc cưỡi từng con ngựa trong khi tham gia chiến đấu, để đảm bảo không có một con ngựa nào bị cạn kiệt sức lực.
Điều này góp phần tăng khả năng linh hoạt cho quân đội Mông Cổ. Họ có thể đi được rất xa, khoảng gần 100 đến 160 km/ ngày.
Giống ngựa của người Mông Cổ tuy nhỏ nhưng nhanh nhẹn, chúng có thể sinh tồn được ngay ở ở trong những môi trường thưa thớt cỏ nhất. Ngựa Mông Cổ có độ bền tuyệt vời và có thể chạy một quãng đường dài mà không bị đuối sức.
Những con ngựa này cũng được mặc giáp, hay che chắn bằng những lớp kim loại ở các vị trí trọng yếu khi tham chiến.
Tướng lĩnh Mông Cổ và con ngựa được trang bị đầy đủ giáp sắt và vũ khí chiến đấu. Ảnh: TheConversation
Chiến thuật chiến đấu của đội quân thiện chiến này bắt nguồn từ lối sống du mục của người Mông Cổ.
Những binh lính Mông Cổ đã trải qua cuộc sống trên lưng ngựa, chăn thả gia súc và săn bắn để sinh tồn trên các thảo nguyên rộng lớn. Chính vì vậy, những kỹ năng này dễ dàng được họ vận dụng sang các trận chiến.
Theo đó, quân đội Mông Cổ được huấn luyện hàng ngày trong các cuộc đua ngựa, bắn cung, chiến đấu tay đôi trong các trận chiến và các cuộc tập trận từ quy mô nhỏ tới lớn.
Do đó, những binh lính của Mông Cổ có thể dễ dàng bắn cung ngay trên lưng ngựa với khả năng chính xác rất cao.
Các tướng lĩnh của đội quân Mông Cổ cũng thường xuyên cố gắng rèn luyện khả năng dự đoán mọi động thái của quân địch, và sau đó huấn luyện cho các binh lính của họ nhằm đưa ra những chiến thuật thông minh nhất để đáp trả.
Tất cả chiến binh Mông Cổ và những con ngựa của họ đều được huấn luyện liên tục, khiến họ trở thành một lực lượng chiến đấu có kỷ luật tốt nhất trên thế giới.
Trái lại, quân đội ở các nước châu Âu lúc bấy giờ chỉ có một vài chiến binh, hiệp sĩ, quân nhân được huấn luyện bài bản. Trong khi đó, số người phải đi lính như nông dân, thợ rèn thì chỉ nhận được một hoặc hai ngày rèn luyện chiến đấu.
Điều này cho thấy sự khác biệt và đó cũng là bí mật giúp đội quân của Thành Cát Tư Hãn hùng mạnh, trở thành nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia Âu-Á cách đây 800 năm.
Lối đánh của đội quân Mông Cổ nổi tiếng vì sử dụng những "mưu mẹo" trong trận chiến. Bên cạnh kỷ luật nghiêm ngặt, giao liên, tình báo và khả năng liên kết chặt chẽ khi tham chiến, người Mông Cổ liên tục học hỏi và đặt ra một số chiến thuật chiến đấu sáng tạo nhất để sử dụng.
Không chỉ cưỡi ngựa, bắn cung giỏi, đội quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn còn rất giỏi chiến thuật trong chiến đấu. Ảnh minh họa
Họ thường đánh nhanh thắng nhanh và bất ngờ giả thua rồi tiến hành đột ngột tấn công. Ngoài ra, chiến thuật mà đội quân của Thành Cát Tư Hãn hay sử dụng đó là chia nhỏ đội hình, vờ rút lui, tấn công du kích nhằm khiến quân địch có cảm giác choáng ngập.
Việc tấn công hai bên sườn, bao vây và bắn một loạt "cơn mưa cung tên" của quân Mông Cổ cũng khiến quân địch mất tinh thần, rối loạn.
Khả năng cưỡi ngựa điêu luyện, sử dụng cung tên thiện xạ cùng với việc có những người chỉ huy tài ba như Thành Cát Tư Hãn với khả năng đề ra những chiến thuật quân sự độc đáo, tổ chức và thích ứng với từng trận chiến, đã giúp đại quân Mông Cổ trở nên "bất khả chiến bại".
Ấn tượng với khả năng cưỡi ngựa, sử dụng cung tên chiến đấu mà không hề sợ hãi, một số nhà văn quân sự thậm chí còn ví đội quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn như là "tên lửa đạn đạo liên lục địa của thế kỷ 13".
Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) là người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.
Vị Khả hãn Mông Cổ này được coi là một trong những nhà lãnh đạo, nhà quân sự lỗi lạc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử thế giới.
Ông luôn được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất. Lãnh thổ Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn trị vì trải rộng từ Á sang Âu, bao gồm nhiều khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Hungary, Đông Âu,...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?