Vụ đánh cắp tài liệu mật gây chấn động CIA
Những thảm cảnh "máu chảy thành sông" chấn động lịch sử Trung Quốc / Diện mạo của các nhân vật lịch sử trong thế kỷ 21: Đây chính là Thành Cát Tư Hãn
Khó khăn đầu tiên Regan phải đối mặt là mang tài liệu ra khỏi cơ quan. Vào một ngày cuối tháng 3/2000, Regan bắt đầu thực hiện công việc này. Tài liệu được cho vào một chiếc túi đựng đồ thể thao. Khoảng 5 giờ chiều, sau khi kết thúc công việc Regan bắt đầu khoác túi thể thao ra về.
Lo sợ bị phát hiện, tim đập chân run nhưng cuối cùng mọi thứ đều trót lọt, do các nhân viên an ninh gác cổng đang mải mê trò chuyện, vả lại việc này cũng đã quá quen thuộc, Regan là người trong cơ quan nên không mấy ai quan tâm. Chỉ cần một người trong số họ muốn kiểm tra chiếc túi thể thao thì coi như Regan chắc chắn bị lộ.
Kể từ đây, Regan đã mang hàng trăm trang tài liệu từ văn phòng về nhà bằng chiếc túi thể thao mà không hề bị phát hiện. Ngoài tài liệu được in trên giấy, còn có cả thông tin từ máy tính của NRO vào đĩa CD, băng video, USB..., tất cả được giấu kín trong tầng hầm gia đình, hàng ngày cứ đến đêm khuya, khi vợ con ngủ say, Regan lại sao chép, mã hoá, ví dụ thông tin về Lybia được mã hoá từ 1-800.
Công viên PVSP gần Baltimore nơi Brian Regan lái xe chôn tài liệu đánh cắp. |
Để bán được thông tin, bắt đầu từ tháng 4/2000 Regan bắt đầu soạn thư chào hàng, thư đầu dài 13 trang, gửi trực tiếp cho người đứng đầu cơ quan tình báo Libya. Tự giới thiệu là chuyên viên phân tích tình báo của CIA, có thông tin tuyệt mật muốn bán với giá 13 triệu USD.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, thư còn được viết bằng mật mã. Ví dụ, dùng từ JK để nói về "tín hiệu" v.v, sau đó một tuần thì gửi đi cho khách hàng. Tháng 7/2000, khi vợ con đi du lịch Thụy Điển, Regan mở cửa kho tầng hầm để rà soát hơn 20.000 trang tài liệu mật kèm băng video và đĩa CD, tất cả được phân loại theo quốc gia, gộp chung các tài liệu giấy cùng với đĩa CD và băng video thành một gói dành cho Libya và Iraq, hai quốc gia mà Regan cho là dễ bán nhất.
Toàn bộ tài liệu này được đựng trong những chiếc hộp nhựa có tên Tupperware, bọc bên ngoài là túi chứa chịu nước. Chọn một ngày mưa tháng 7/2000, Regan tự lái xe đến Công viên thung lũng Patapsco (PVSP) gần thành phố Baltimore, cách nhà khoảng 48km, sau đó đi tiếp vào rừng để chôn tài liệu, xong việc, Regan chọn một chiếc cây gần đó, đóng đinh làm dấu, dùng thiết bị GPS xác định tọa độ hố chôn tài liệu, ghi ra giấy phòng khi quên.
Tổng cộng, ba lần Regan đã chôn tất cả 7 gói tài liệu tại công viên PVSP.
Vào ngày 23/5/2001, Regan đến nơi làm mới, hãng thầu quốc phòng TRW, làm việc tại văn phòng của TRW tại Chantilly, bang Virginia.
TRW phân công Regan trở lại làm việc tại NRO dưới danh nghĩa nhân viên hợp đồng vì quen việc, giấy tờ mới làm lại hoàn toàn.
Brian Regan lái xe đến công viên PVSP để kiểm tra tài liệu cất giữ. |
Brian Regan đã bị phát hiện như thế nào ?
Không phải FBI, CIA, hay cơ quan tình báo nào của Mỹ phát hiện ra, mà tất cả là do "phản thùng" từ phía khách hàng. Người trực tiếp thụ án vụ việc này là đặc vụ Steven Carr của FBI, theo đó vào buổi sáng tháng 12/2000, Steven Carr đã nhận được một gói bưu phẩm đặc biệt qua phát chuyển nhanh FedEx.
Bên trong có 3 có phong bì chứa hàng quảng cáo của Brian Regan định gửi đến cho Chính phủ Libya thông qua cơ quan đại diện ngoại giao tại Mỹ. Chính 3 chiếc phong bì này đã lật tẩy âm mưu bán tài liệu mật của Regan.
Steven Carr gia nhập FBI năm 1995, phá được nhiều vụ án cộm cán, trong đó có cả các đồng nghiệp của ông chỉ vì đồng tiền đã đi ngược lại với lợi ích quốc gia.
Khi mở 3 chiếc phong bì cho thấy, những tài liệu tuyệt mật của chính phủ bị lộ, được chuyển đến FBI bởi một kẻ hai mặt, làm việc bên trong Lãnh sự quán Libya ở New York. Các phong bì được dán tem và gửi riêng từng lần đến Lãnh sự quán bởi một người không rõ danh tính.
Tất cả phong bì này bên ngoài đều ghi "Thông tin nhạy cảm", và các lưu ý khác bên dưới, đề nghị gửi tận tay tổng thống hoặc giám đốc tình báo quốc gia. Bì thứ nhất gồm một bức thư dài 4 trang với 149 dòng đánh máy chữ cái ABC và các con số. Phong bì thứ hai chứa nội dung hướng dẫn cách giải mã thư trong phong bì thứ nhất.
Phong bì thứ ba chứa các tờ giấy ghi hai bộ ký hiệu, một là danh sách mật mã và bộ ký hiệu còn lại gồm 6 trang giấy, liệt kê hàng chục từ khóa đi kèm các chữ viết tắt bí mật được xác định là hệ thống mật mã viết tắt. Hai bộ ký hiệu gộp lại sẽ tạo ra chiếc chìa khóa giải để giải mã các thông tin mật đi kèm.
Steven Carr là điệp vụ khá dày dặn kinh nghiệm nhưng đọc mãi vẫn không hiểu được nổi nội dung nếu không được giải mã.
Đây là cách làm mà người gửi, tức Regan cực kỳ láu cá, vừa đề phòng trường hợp bị cơ quan tình báo Mỹ xem trộm hoặc bị khách hàng thất hứa.
(Còn nữa)
Vụ đánh cắp tài liệu mật lớn nhất trong lịch sử CIA phần 1 (CHI TIẾT)
End of content
Không có tin nào tiếp theo