Khám phá

Cuộc chiến giành quyền thống trị của cặp đôi trâu rừng Châu Phi

Hình ảnh đáng kinh ngạc cho thấy hai con trâu dùng sừng nhọn hoắt tấn công lẫn nhau trong cuộc chiến bên trong công viên quốc gia ở Kenya.

Hóa ra đây là lý do mà Gia Cát Lượng là người có công lớn nhất trong trận đại chiến Xích Bích / Trăn 'quái vật' siết chặt rồi nuốt trọn con lợn to hơn cả cơ thể mình

Cuộc chiến giành quyền thống trị của cặp đôi trâu rừng Châu Phi
Cuộc chiến giành quyền thống trị của cặp đôi trâu rừng Châu Phi bên trong công viên quốc gia ở Kenya.

Nhà làm phim tài liệu về động vật hoang dã Burak Dogansoysal đã ghi được khoảnh khắc tự nhiên hiếm có trong thế giới động vật.

Burak Dogansoysa cùng đồng nghiệp có chuyến đi đáng nhớ đến Công viên quốc gia Lake Nakuru ở Kenya, Châu Phi.

Họ bắt gặp cuộc chiến hung dữ giữa hai con trâu đực. Những chiếc sừng nhọn hoắt của cả hai chỉ trực lao vào nhau, khiến những người chứng kiến dấy lên nỗi lo sợ một trong hai con sẽ bị đâm thủng mắt.

Burak Dogansoysal nhớ lại chia sẻ: "Đó là cuộc chiến giữa hai con trâu đực châu Phi thuộc cùng một đàn. Thông thường những trận chiếc khốc liệt như vậy diễn ra nhằm tranh giành quyền thống trị. Mặc dù hiếm khi kết thúc bằng cái chết nhưng sau trận các bên đều phải chịu những vết thương nghiêm trọng".

Dogansoysal có nhiều năm kinh nghiệm ghi hình về thế giới tự nhiên, ông cũng đã gặp tất cả các loại động vật có vú châu Phi bao gồm sư tử, linh cẩu, voi và tê giác, nhưng theo ông, trâu rừng là loại nguy hiểm nhất.

 

Ông nói: "Nhìn thấy những con vật to lớn, hung dữ chiến đấu cạnh tranh sức mạnh, là một trong những khoảnh khắc ngoạn mục hiếm có cơ hội chứng kiến trong tự nhiên. May mắn thay, cả hai đã rời khỏi cuộc chiến mà không gặp phải chấn thương nghiêm trọng".

Tính khí không thể đoán trước khiến trâu rừng châu Phi rất nguy hiểm với con người, nó cũng là loài động vật chưa từng được thuần hoá. Là một trong năm loài thú săn lớn, trâu rừng có kích thước to lớn, cân nặng có khi lên đến 250 - 450kg.

Một đặc trưng tiêu biểu của cặp sừng trâu đực châu Phi trưởng thành là sự hợp nhất bệ góc sừng, tạo nên một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".

Công viên quốc gia hồ Nakuru ở Kenya rộng hơn 180 km2, là nơi trú ẩn của hàng trăm loài động vật hoang dã trong đó có hơn 50 loài động vật có vú khác nhau và 450 loài chim như tê giác trắng, sư tử, hồng hạc ...

Ngoài ra đây cũng là nhà của khoảng 550 loài thực vật khác nhau bao gồm cả rừng Euphorbia độc đáo và lớn nhất châu Phi.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm