Khám phá

Cuộc chiến tranh sủng "tàn khốc, đẫm máu" của các phi tần

Cuộc sống những thê thiếp ở thế giới cổ đại thường gặp khá nhiều trắc trở, bị ganh ghét, đố kỵ, đối xử tàn nhẫn.

Chế độ lương - thưởng gây 'sốc' của hậu phi nhà Thanh: Lý do chết cũng phải tranh sủng / 'Kinh sợ' trước chiêu trò tranh sủng tàn khốc và đẫm máu của các phi tần trong cung cấm thời xưa

Vào thời cổ đại, những người được chọn làm phi tần của hoàng thượng sẽ được sống trong thâm cung lầu son gác tía, hàng ngày được ăn ngon, mặc đẹp có kẻ hầu người hạ. Nhìn vào địa vị và cuộc sống đó, đây chính là niềm mơ ước, khát khao của rất nhiều thiếu nữ. Thậm chí, nó còn trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều dòng tộc lớn, muốn có con gái được làm phi tần của hoàng thượng để được hưởng niềm vinh hạnh đó.

Hậu cung của hoàng đế Trung Quốc thường có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Mỗi người đều cố gắng gây được chú ý và yêu thương của hoàng đế. Đặc biệt, họ luôn tìm cách sinh được hoàng tử cho nhà vua vì quan niệm "mẹ sang nhờ con".

Cuộc chiến tranh sủng
Các phi tần luôn cố gắng tạo ấn tượng tốt nhất khi gặp Hoàng thượng để mong có ngày được "sủng ái"

Không ít mỹ nữ được hoàng đế ân sủng và sinh hạ được hoàng tử được nhà vua phong thưởng làm quý phi, thậm chí trở thành hoàng hậu. Một minh chứng điển hình cho trường hợp này là Vệ Tử Phu. Vệ Tử Phu là mỹ nhân ở đời Tây Hán Võ Đế. Xuất thân nghèo hèn ở Bình Dương, từng làm ca nữ tại phủ Bình Dương công chúa nhưng về sau lọt vào mắt xanh của Hán Vũ Đế. Vệ Tử Phu được Hán Vũ Đế vô cùng sủng ái bởi nhan sắc xinh đẹp và đức hạnh, thông minh của bà. Sau đó, Vệ Tử Phu được đưa vào cung. Kể từ sau khi tiến cung, Vệ Tử Phu bị hoàng hậu Trần A Kiều ganh ghét, đố kỵ nên nhiều lần bày mưu kế hãm hại nhằm giết chết mỹ nữ này nhưng không thành. Cuối cùng, mọi chuyện bị bại lộ nên Hán Vũ Đế vô cùng giận dữ, phế Trần A Kiều và lập Vệ Tử Phu làm hoàng hậu.

Nhưng đó chỉ là sự hào nhoáng vẻ ngoài. Mấy ai biết được sự thật nghiệt ngã về đời sống của các phi tần chốn thâm cung. Khi được chọn làm phi tần, thì cũng là lúc các nàng sẽ bắt đầu tham gia vào một cuộc chiến “tranh sủng” vô cùng tàn khốc. Cho dù là được sủng ái hay phải tranh giành để được sủng ái thì cũng đều gam go, ác liệt và nguy hiểm không kém gì chiến trường, thậm chí cũng phải đổi cả tính mạng.

Cuộc chiến tranh sủng
Cuộc chiến thâm cung thì luôn có "kẻ sống người chết"

Trong cuộc chiến này, họ đều phải sử dụng đủ các thủ đoạn, các kỹ xảo để được hoàng thượng để mắt đoái thương. Những việc này cũng lấy đi của họ rất nhiều thời gian, trí lực và cả những giọt nước mắt cay đắng, thậm chí có cả đổ máu. Sống kiếp hậu phi, họ thật sự rất đáng thương.

Bao nhiêu người phải tranh nhau một người đàn ông. Họ thật sự không được yêu thương và hưởng hạnh phúc của tình yêu thật sự. Họ chỉ là công cụ “truyền giống”, hay "đồ chơi" cho thiên tử được nuôi trong thâm cung. Nhưng cay đắng, bẽ bàng thay ngay đến cái “nghĩa vụ” được làm đồ chơi hay công cụ giải khuây, họ cũng phải khó khăn lắm mới có được. Đây chính là sự phán ảnh chân thực tính vô nhân đạo, tàn nhẫn của chế độ phong kiến.

Nhắc đến sự cảnh giác trong hậu cung phải kể đến mỹ nhân Trịnh Tụ, một trong những phi tần được Sở Hoài vương rất mực sủng ái. Tương truyền để cầu hòa, Hoàng đế nước Ngụy đã dâng lên Hoàng đế nước Sở lúc bấy giờ là Sở Hoài một mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nàng đẹp đến mức Hoài vương vừa nhìn thấy đã không thốt nên lời, bước chân run rẩy.

 

Cuộc chiến tranh sủng
Thường thì các cung tần mỹ nữ "bằng mặt chứ không bằng lòng" với nhau

Trịnh Tụ như thể cũng bị nét đẹp của Ngụy mỹ nhân làm mụ mị, nàng không những không ghen ghét đố kị mà còn chủ động chăm sóc cho Ngụy mỹ nhân từ bữa ăn đến giấc ngủ, tặng cho mỹ nhân những bộ y phục lộng lẫy, những đồ trang sức quý hiếm, dần dần 2 người thân thiết như chị em ruột thịt.

Sở vương biết được điều đó rất đỗi vui mừng, xem Trịnh Tụ là người hiểu đại cuộc, không có lòng đố kị ghen ghét, xứng đáng trở thành tấm gương cho hậu cung. Có được sự ưu ái của Đế vương, Trịnh Tụ càng nhẹ nhàng khuyên nhủ “cô em gái”:“Muội muội, mặc dù muội thiên sinh xinh đẹp, quốc sắc thiên hương nhưng vẫn còn một chút thiếu sót, mũi của muội không được đẹp, Hoàng đế rất không vừa lòng”.

Nghe đến đó tiểu mỹ nhân lo sợ nắm tay Trịnh Tụ:“Vậy muội phải làm thế nào? Tỉ tỉ nhất định phải giúp muội”.Trịnh mỹ nhân nhẹ nhàng an ủi:“Không sao cả, lần sau mỗi lần gặp Hoàng đế muội đeo một tấm khăn che đi khuôn mặt là được, như vậy vừa che được mũi vừa làm cho Hoàng đế mộng mị với sắc đẹp của muội”. Ngụy mỹ nhân nghe xong rối rít cảm ơn Trịnh mỹ nhân đã bày kế.

Một thời gian sau, ngạc nhiên trước những hành động lạ lùng của Ngụy mỹ nhân, Hoàng đế Sở Hoài nói với Trịnh mỹ nhân:“Không hiểu sao gần đây Ngụy mỹ nhân thường đeo mạng che mặt mỗi khi gặp trẫm”. Lúc bấy giờ Trịnh Tụ lại trở mặt nói:“Vị mỹ nhân này còn trẻ không hiểu chuyện, đã được Hoàng thượng yêu mến như vậy mà nàng ta còn chê hoàng thượng hôi, mỗi lần gần đều phải đeo mạng che mũi”. Sở Hoài nghe xong đùng đùng tức giận ra lệnh cắt bỏ mũi của vị mỹ nhân xấu số kia. Như vậy Trịnh Tụ không cần ra tay cũng hủy hoại được nhan sắc của tình địch.

Cuộc chiến tranh sủng
Chuyện lừa gạt, chém giết nhau xảy ra như cơm bữa, có chết đi vài chục phi tần Hoàng đế cũng không hay biết

Tuy nhiên, có những thê thiếp, phi tần mỹ nữ ở hoàng cung cho tới lúc chết cũng không có cơ hội gặp mặt hoàng đế. Do vậy, cuộc sống của họ trở nên tù túng, u ám và không có tương lai. Nhiều người vào cung từ khi còn rất trẻ và phải chết già trong sự cô đơn, tù túng ở cung cấm.

Số phận của thê thiếp, phi tần của hoàng đế Trung Quốc càng trở nên bi đát, bất hạnh hơn khi họ bị lựa chọn bồi táng theo vua khi bậc cửu ngũ chí tôn băng hà.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm