Khám phá

Cuộc đời của chiến tướng duy nhất có thể cùng lúc đánh Quan Vũ và Trương Phi

DNVN - Có thể đánh cùng lúc với Quan Vũ và Trương Phi nhưng ông lại "chết" trong tay một mỹ nhân.

Những thực phẩm không nên ăn trong bữa trưa / Chỉ cần dùng ‘3 tấc lưỡi’, Tào Tháo đã khiến Lữ Bố suýt quy thuận mình

Theo các tài liệu chính sử của Trung Quốc như "Tam Quốc Chí", "Ngụy Lôi truyện", Lã Bố (160-199), còn gọi là Lữ Bố, tự Phụng Tiên. Ông sinh ra ở huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh Châu, thành phố Bao Đầu, vùng Nội Mông, nay là khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc.
Lữ Bố được xem là chiến thần số một trong tác phẩm "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của La Quán Trung. Ông là người duy nhất có thể một mình một ngựa giao chiến với 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi mà vẫn có thể giữ mạng sống.
Ông là người duy nhất có thể một mình một ngựa giao chiến với 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi mà vẫn có thể giữ mạng sống.

Ông là người duy nhất có thể một mình một ngựa giao chiến với 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi mà vẫn có thể giữ mạng sống.

Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", phương thiên họa kích là vũ khí luôn được Lã Bố mang theo bên mình mỗi khi xung trận. Cùng với kích là ngựa Xích Thố - loài ngựa quý hiếm, mỗi ngày có thể chạy hàng trăm km. Người ta thường có câu:

“Nhân trung Lã Bố

Mã trung Xích Thố”
nghĩa là:

"Người có Lã Bố

Ngựa có Xích Thố".
Theo "Lã Bố truyện", Lã Bố sinh ra trong gia đình gia giáo. Từ nhỏ, ông đã có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng và luôn giành chiến thắng trong những "trận đánh" với bạn bè đồng trang lứa. 11 tuổi, Lã Bố đã đánh bại đại lực sĩ nổi tiếng trong dòng tộc. Sau sự kiện đó, cả quận Ngũ Nguyên đều biết đến thiếu niên anh hùng Lã Bố.
Theo chính sử "Tam Quốc Chí", đầu tiên, Lã Bố là bộ tướng của Đinh Nguyên. Khi đó, thứ sử Tinh châu Đinh Nguyên lĩnh chức Kỵ đô úy, bổ nhiệm Lã Bố làm chủ bạ, luôn coi ông là người thân tín. Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", La Quán Trung miêu tả Lã Bố là con nuôi của Đinh Nguyên. Sau này, Lã Bố mới theo về với Đổng Trác.
Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Lã Bố giết Đổng Trác vì tranh giành mỹ nữ Điêu Thuyền. Theo "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ, nguyên nhân bắt nguồn từ việc Đổng Trác bạc đãi Lã Bố. Có lần, Đổng Trác phóng kích để giết Lã Bố. Trong thời gian phục vụ Đổng Trác, Lã Bố có tư thông với người hầu của Đổng Trác, sợ bị phát hiện nên đã liên kết với quan tư đồ Vương Doãn giết chết Đổng Trác.
Trên chiến trường, Lã Bố hiếm khi gặp đối thủ. Trận đánh kinh điển nhất trong cuộc đời của ông chính là Hổ Quan Lao, được miêu tả trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Trong trận này, một mình Lã Bố giao chiến với cả 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Trận đánh còn được biết đến với tên gọi “Tam anh chiến Lã Bố”, về sau trở thành điển tích đi vào văn hóa Trung Quốc.
Đầu năm 199, Lã Bố bị liên quân Tào Tháo và Lưu Bị đánh bại. Bị quân Tào bắt được, Lã Bố có ý xin hàng nhưng Lưu Bị đã khuyên Tào Tháo giết chết ông để trừ hậu họa. Cuối cùng, Lã Bố bị thắt cổ chết dưới chân thành Bạch Môn khi 40 tuổi.
Doanh Doanh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm