Cuộc đời đầy bi kịch của Hoàng hậu thứ 2 nhà Tấn: 17 tuổi gả cho anh rể, tận hưởng 16 năm nhung lụa để rồi chết đói ở tuổi 34
Phong tục tang lễ tàn khốc nhất Trung Quốc: Xây mộ "chôn sống" cha mẹ già, mỗi ngày đưa cơm kèm theo một viên gạch / Top 5 ma búp bê gây ấn tượng trong vũ trụ điện ảnh kinh dị
Dương Diễm được biết đến như một giai nhân diễm lệ nhất nhì thời nhà Tấn. Bà là nguyên phối của Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm và là vị Hoàng hậu chính thức đầu tiên của triều Tấn. Trong hậu cung của Tấn Vũ Đế có rất nhiều phi tần xinh đẹp nhưng Dương Diễm vẫn có vị trí quan trọng trong lòng Hoàng đế.
Năm Thái Thủy thứ 10, Hoàng hậu Dương Diễm bệnh nặng. Trước khi qua đời, bà vẫn toan tính mọi chuyện cho gia tộc, ngăn Tấn Vũ Đế lập sủng phi Hồ thị trở thành kế hậu. Để đảm bảo vinh hoa cho dòng họ Dương và sự an toàn của con trai ngốc nghếch Tư Mã Trung, bà đã tiến cử em họ Dương Chỉ nhập cung.
Theo kế hoạch ban đầu của Dương Diễm, khi Dương Chỉ vào cung và sau đó trở thành Hoàng hậu, người em họ này sẽ thay bà giữ lại vị trí Thái tử cho con trai. Nhưng bà không ngờ, chính quyết định của mình đã đẩy Dương Chỉ vào một kết thúc bi thảm.
Dương Chỉ nhập cung năm 15 tuổi, với dung mạo diễm lệ, bà nhanh chóng có được sự sủng ái của Hoàng đế và trở thành Hoàng hậu thứ 2 của nhà Tấn.
Sau đó, Dương Chỉ sinh ra một hoàng tử nhưng đáng tiếc đứa bé yểu mệnh đã chết khi vừa tròn 2 tuổi. Sự việc này đã khiến bà đau lòng trong một thời gian dài, về sau bà không mang thai một lần nào nữa. Chính vì thế, bà đã đặt hết mọi tâm tư của mình lên đứa con trai Tư Mã Trung của chị họ. Bà thường xuyên bảo vệ Tư Mã Trung trước mặt Hoàng đế.
Nhưng trong khi Dương Chỉ hao tâm tốn sức vì Tư Mã Trung thì vợ của người này (Giả Nam Phong) lại có những suy nghĩ không an phận.
Nói về Thái tử phi Giả Nam Phong, cô là một người thông minh lanh lợi và đã giúp Thái tử Tư Mã Trung nhiều lần. Vì Thái tử không xuất chúng, Tấn Vũ Đế lo ngại về người kế vị nên thực hiện một phép thử: Cho Thái tử phê duyệt một tập tấu sớ. Giả Nam Phong bèn tìm người làm hộ cho chồng, khiến Hoàng đế tạm gác việc thay thế vị trí Thái tử.
Theo sách sử mô tả, Giả Nam Phong có vẻ ngoài không mấy xinh đẹp, dáng người thấp lùn và hay ghen tuông. Vì bản thân không có con trai, nên mỗi khi thiếp của Thái tử có thai đều sẽ bị Giả Nam Phong làm hại. Tấn Vũ Đế khi biết chuyện đã rất tức giận, thấy Giả thị xấu người xấu tính nên ra lệnh tống vào lãnh cung.
Lúc này, Dương Chỉ một lần nữa ra tay giúp đỡ gia đình cháu trai. Mặc dù Dương Chỉ không có thiện cảm với Giả Nam Phong nhưng vì người này là chính thê của cháu trai nên bà đã cố hết sức khuyên can Tấn Vũ Đế.
Kết quả Giả Nam Phong vẫn giữ được vị trí Thái tử phi của mình, tuy nhiên thay vì biết ơn, cô lại cho rằng mọi việc đều là do Dương Chỉ hãm hại mình nên ôm hận trong lòng.
Năm Thái Hi nguyên niên, Tấn Vũ Đế băng hà. Đến thời điểm đấy, Dương Chỉ đã sống trong cung 16 năm, hưởng mọi ân sủng lẫn đau buồn. Với sự giúp đỡ của Dương Chỉ, Tư Mã Trung lên ngôi trở thành Tấn Huệ Đế, Giả Nam Phong trở thành Hoàng hậu. Dương Chỉ cuối cùng cũng đã hoàn thành di nguyện của chị gái Dương Diễm.
Một năm sau, Giả Nam Phong lập kế giết chết cha ruột của Hoàng thái hậu Dương Chỉ, sau đó giam lỏng Dương Chỉ.
Năm Thái Hi thứ 2, dưới sự điều khiển của Giả Nam Phong, Dương Chỉ bị bỏ đói trong lãnh cung. Một thời gian sau, Dương Chỉ đã ra đi trong sự cô độc, kết thúc cuộc đời đầy bi kịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo