Nhằm ổn định vị thế chính trị, Kiyomori luôn mơ ước được làm thông gia với Hoàng Tộc. Tokuko từ nhỏ đã bị bố mình bắt ép học cầm kì thư họa cùng với nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đạt đến mức độ tài sắc vẹn toàn hòng quyến rũ được đấng quân vương. Chính vì thế ngay từ nhỏ Tokuko đã là một đứa trẻ bất hạnh, không được phép chơi đùa và thiếu vắng sự yêu thương của người thân.
Bước kế đến, Kiyomori sắp đặt để Tokuko có thể diện kiến Thái thượng hoàng Go-Shirakawa. Sự đáng yêu của Tokuko đã làm cho Thái thượng hoàng rất vừa lòng và ông ta quyết định nhận Tokuko làm con nuôi.
Bằng trăm phương nghìn kế của Kiyomori, sau đó ít năm, Tokuko đã “vô tình” gặp mặt Hoàng Đế Takakura. Nhan sắc và tài năng của bà sau bao năm tháng rèn giũa giờ đã phát huy tác dụng. Hoàng Đế say đắm bà và chỉ một thời gian ngắn sau đó, vào năm 1172, hai người làm lễ kết hôn và Tokuka trở thành Hoàng Hậu, chớp mắt bước lên đỉnh cao của quyền lực và danh vọng.
Đám cưới của họ chính là sự củng cố của liên minh quyền lực giữa Thái thượng hoàng Shirakawa và Kiyomori. Shirakawa phong tước cho Kiyomori trở thành Tể tướng, cấp bậc đứng đầu triều đình. Ngược lại, Kiyomori hỗ trợ cho Thái thượng hoàng một lực lượng quân đội do ông ta đào tạo và tiền tài châu báu.
Vào năm 1178, con của Tokuko và Hoàng đế Takakura ra đời và được đặt tên là Tokihito. Kiyomori vô cùng sung sướng khi biết được tin này vì cháu trai của ông ta chính là người sẽ ngồi lên ngai vàng Hoàng đế trong tương lai. Điều này đã khiến cho Kiyomori trở nên điên cuồng ngạo mạn.
Chỉ một năm sau đó, tham vọng đã khiến cho Kiyomori phát động một cuộc đảo chính, tiêu diệt, bỏ tù hoặc lưu đày các đối thủ chính trị của ông ta. Đồng thời thế vào vị trí của họ những đồng minh hoặc dòng họ của mình.
Thậm chí ông ta còn cho bắt giam Thái thượng hoàng Shirakawa và ép Hoàng đế Takakura nhường ngôi cho con trai lúc này chỉ mới vừa 2 tuổi.
Quyền lực của Tokuko, Kiyomori cũng như cả dòng tộc Taira lúc này đã đạt đến đỉnh điểm. Dưới vỏ bọc của Hoàng tộc, họ hưởng thụ cuộc sống xa hoa trụy lạc của vua chúa kéo dài thâu đêm suốt sáng.
Tuy nhiên, vinh quang không kéo dài lâu. Hoàng Đế Takakura âm thầm hiệu triệu binh lính và kêu gọi nhân dân đứng về phía Hoàng Tộc. Năm 1181, cuộc chiến Gempei nổ ra giữa hai phe Kiyomori-Takakura và kéo dài đến nhiều năm sau đó.
Trong trận chiến, cả Kiyomori lẫn Takakura đều bị tử trận, để lại binh lực hai bên không người lãnh đạo.
Cái chết của Kiyomori và cuộc chiến dai dẳng đã làm cho dòng tộc Taira suy yếu hơn bao giờ hết. Năm 1183, dũng tướng Minamoto Yoshinaka khởi binh đánh Taira. Nhà Taira thảm bại, Tokuko và con mình là Hoàng đế Tokihito phải chạy trốn về các tỉnh miền Tây Nhật Bản.
Năm 1185, dòng tộc Taira bị truy đuổi đến bước đường cùng và bị tàn sát ở trận Dan no ura. Trong trận loạn lạc, mẹ của Tokuko đã ôm Hoàng Đế Tokihiku nhảy xuống biển tự vẫn. Tokuko cũng nhảy theo nhưng cuối cùng được quân lính của Minamoto vớt lại được.
Sau chiến thắng huy hoàng, Minamoto cho phép Tokuko lui về sống cuộc đời ẩn dật ở thiền viện Chorakuji. Bà đã cạo đầu và bắt đầu một sống như một ni cô, xa rời những biến động về chính trị. Tuy nhiên, số phận không buông tha cho Tokuko. Một trận động đất đã khiến cho ngôi chùa mà bà đang tu bị sập khiến cho bà phải lang thang đầu đường xó chợ.
Sau đó, bà lưu lạc đến tu viện hẻo lánh Jakko-in, nơi bà sống hết 30 năm còn lại của cuộc đời mình trong tiếng chuông chùa và những lời cầu nguyện không dứt cho gia tộc Taira đã hoàn toàn tuyệt diệt, người chồng Hoàng đế đã mất của bà cũng như đứa con trai thiên tử không rõ sống chết khi nhảy xuống biển năm ấy.
Sau đó một vài năm, Tokuko bất ngờ đón tiếp một vị khách không mời: bố chồng và cũng là cha nuôi của bà, Thái thượng hoàng Go-Shirakawa. Họ nói chuyện với nhau trong suốt cả một buổi chiều, ôn lại những kỉ niệm đẹp lẫn những mất mát đau thương. Khi chia tay, Shikarawa quyết định ân xá mọi lỗi lầm cũng như tội danh của gia tộc Taira. Tất nhiên, hành động nhân văn này không có mấy tác dụng cho lắm vì cả gia tộc Taira giờ chỉ còn sót lại một vị ni cô Tokuko.
Tokuko đã chết vì bệnh tật vào cuối năm 1213. Cuộc đời đầy biến động và nước mắt của người con gái hồng nhan bạc phận này đã được ghi chép lại chi tiết trong quyển truyện nổi tiếng Heike Monogatari. Và sau đây là đoạn cuối của cuộc đời Tokuko:
"Sau tiếng tụng kinh, cô đã dần trở nên suy yếu. Một đám mây màu tím kéo đến ở chân trời phía tây. Một hương thơm kì lạ bất ngờ tràn ngập căn phòng. Không gian âm vang tiếng nhạc mơ hồ. Cuộc đời của con người vốn dĩ là hữu hạn. Nỗi đau cũng như hạnh phúc cũng chỉ là chớp mắt. Danh vọng quyền lực rồi cũng trở thành cát bụi tro tàn. Người phụ nữ ấy, sau bao nhiêu đau khổ và vinh quang, cũng cùng cũng kết thúc - Giữa tháng hai trong năm thứ hai của triều đại Kenkyu".