Cuộc đời đầy bi kịch của vị Hoàng hậu cuối cùng ở Trung Quốc
Vì sao nhiều vị vua cưới lại hoàng hậu của triều trước? / Hoàng hậu "phóng túng", công khai quyến rũ bạn chồng
Hậu cung vinh hoa phú quý vốn là nơi mà biết bao nhiêu cô gái thời phong kiến Trung Quốc ao ước một lần được đặt chân đến để làm phi, làm hậu của cả một giang sơn. Nhưng phải là người ở trong đó mới biết rõ, dù vinh hoa phú quý nhưng một khi đã bị hoàng đế ghẻ lạnh thì sẽ phải sống cô độc, không tình yêu, không gia đình, không ao ước, không đam mê. Cứ như thế, thanh xuân trôi ngày này qua ngày nọ, rồi chết một cách ai oán. Cuộc đời vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa, Uyển Dung là một ví dụ.
Chân dung Uyển Dung - Hoàng hậu cuối cùng của chế đột phong kiến Trung Hoa.
Vào cung làm hoàng hậu: một đài các sa cơ
Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến ở Trung Quốc vốn có kha khá phi tần, trong đó nổi bật hơn cả là Văn Tú thục phi và hoàng hậu Uyển Dung. Nhưng nếu "hoàng phi cách mạng" Văn Tú dám bạo gan ly hôn vì lý do hoàng đế "yếu sinh lý", đi tìm cuộc sống khác bên ngoài cánh cửa cung cấm thì cuộc đời của hoàng hậu Uyển Dung, người đứng đầu hậu cung lại có phần bi ai hơn.
Uyển Dung tên đầy đủ là Quách Bố La Uyển Dung, sinh năm 1906, con gái duy nhất của Nội vụ Đại thần Vinh Nguyên. Gia tộc Quách Bố La là một gia tộc rất có thế lực, nhiều đời đều giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Thanh. Cũng chính vì gia đình quyền thế và sự mưu cầu quyền lực tuyệt đối đó đã vô tình đẩy Uyển Dung vào một cuộc đời đầy bi kịch mà ngay cả bà cũng không thể ngờ được.
16 tuổi làm hoàng hậu, 16 tuổi lần đầu đối mặt với những bi kịch cuộc đời.
Năm hoàng đế Phổ Nghi tròn 16 tuổi, các quan lại trong cung đề xuất ông nên có một hoàng hậu cho phù hợp lễ nghi triều đình, lúc này người sáng giá nhất được tiến cử chính là Uyển Dung, người của gia tộc Quách Bố La đưa vào triều đình "giữ chức vụ" mẫu nghi thiên hạ với mục đích duy nhất là củng cố quyền lực trường tồn.
Uyển Dung rất có tư chất của một mẫu nghi. Vì từ nhỏ đã sống trong một gia đình quyền quý nên Uyển Dung được chăm sóc rất kỹ về nhan sắc để chuẩn bị cho ngày nhập cung. Theo sử sách ghi chép, bà có một dung mạo thanh tân, mái tóc đen tuyền, da trắng má hồng, đôi môi trái tim ửng đỏ, cung cách thì lúc nào cũng đài các nhu mì, nói năng thì nhỏ nhẹ, tính tình trầm lắng an yên.
Hoàng hậu Uyển Dung có một dung mạo thanh tân đài các.
Nhưng những thứ đó đều vô nghĩa, kể từ khi bà vào Tử Cấm Thành. Đêm tân hôn, Phổ Nghi chỉ nhìn bà một chút rồi cho người đưa bà về cung riêng nghỉ ngơi, lúc đó bà không hiểu tại sao "tân hôn" chỉ kết thúc có vậy, nhưng mãi sau này bà mới vỡ lẽ thì ra là Phổ Nghi đã mất đi chức năng sinh lý như những người đàn ông bình thường. Vì vậy, cho dù bà có xinh đẹp, có hấp dẫn quyến rũ cỡ nào thì với ông, bà không khác gì một bức tượng không gây được cảm xúc. Đã vậy, ông còn không thèm đoái hoài gì đến bà mà cứ mải mê trong cơn say quyền lực, chính trị.
Bị chồng đưa vào nghiện ngập: khởi đầu của hàng loạt bi kịch về sau
Từ đó, Uyển Dung bắt đầu những ngày tháng chán chường, buồn bã. Bà cứ đi ra đi vào hỏi thăm Phổ Nghi cho có lệ, rồi về cung của mình vẽ tranh, viết chữ, chơi đàn, chán hơn thì bà đọc sách cho khuây khỏa. Tuy nhiên, càng về sau, Uyển Dung càng không thể chịu đựng được sự trống rỗng về tinh thần, những giọt nước mắt cô đơn cạn dần cũng là lúc bà đắm mình trong thói hư tật xấu của đại bộ phận quý tộc lúc bấy giờ, chính là nghiện thuốc phiện.
Hoàng hậu Uyển Dung và Hoàng đế Phổ Nghi.
Do thấy Uyển Dung buồn bã, lại hay bị đau bụng kinh mà mình lại không giúp đỡ hay đáp ứng gì được cho hoàng hậu, hoàng đế Phổ Nghi mới nghĩ là một cách, một cách phải nói là xấu xa nhất mà một người chồng có thể làm cho vợ: lấy cớ thuốc phiện có thể chữa bệnh đau bụng kinh và chữa stress nên đã dụ Uyển Dung hút thuốc phiện, Uyển Dung răm rắp nghe lời chồng. Từ đó, bà đắm mình trong những làn khói á phiện phương Đông mỗi ngày để quên đi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng bà đâu biết, chính nó đã khiến bà tiều tụy hẳn đi, tâm tính thay đổi.
Kể từ khi dính đến nó, tâm tính Uyển Dung thay đổi, bà trở nên cáu gắt với tất cả mọi người, thậm chí là tỏ ra ghen tuông, khinh bỉ ra mặt với một người khác cũng chung số phận bị ghẻ lạnh với mình đó là Văn Tú. Bà nghĩ Văn Tú thục phi trẻ khỏe hơn nên được Phổ Nghi ưu ái, thậm chí còn mướn người về dạy tiếng Anh cho. Nhưng bà đâu hay biết, với Văn Tú, Phổ Nghi cũng chẳng mặn mà gì, thậm chí Văn Tú chỉ ru rú mình trong cung Trường Xuân, tới bữa cơm thì một mình ăn cùng với nước mắt.
Cũng vì loại thuốc phiện mà chồng cho hút nên bà đã có thêm một sở thích quái đản khác, đó chính là nghiện khỏa thân. Theo ghi chép của kinh sử, Uyển Dung nghiện khỏa thân đến mức bệnh hoạn, bà thường tắm rất lâu rồi sau đó không mặc quần áo, mà cứ thế đi qua đi lại trước những tì nữ trong cung, thậm chí lúc cung cấm vắng người, bà cũng hay trút bỏ y phục mà cứ để vậy sinh hoạt bình thường, có lẽ để khỏa lấp nỗi cô đơn chăn gối.
Nỗi buồn nói tiếp nỗi buồn khi môi trường sống của bà thay đổi và chức vị hoàng hậu cuối cùng cũng chỉ là hư danh. Ngày 5 tháng 11 năm 1924, Phùng Ngọc Tường phát động chính biến ở Bắc Kinh, công bố "Sửa đối các điều khoản ưu đãi với hoàng thất nhà Thanh" quyết định tước bỏ danh hiệu hoàng đế của Phổ Nghi cũng như nhiều điều khoản khác. Phổ Nghi, Uyển Dung cùng toàn bộ hoàng thất nhà Thanh bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, tới ở tại Thuần Vương Phủ.
Uyển Dung xinh dep tài hoa mà lại có một cuộc đời sóng gió khôn lường.
Lần đầu biết đến tình yêu: yêu người phụ việc của chồng, con vừa sinh ra đã chết
Một thời gian sau khi sống tại đây, Văn Tú đột ngột ly hôn Phổ Nghi vì cái lý do mà ai cũng biết. Còn lại một mình Uyển Dung, bà tiếp tục cuộc sống không tình yêu, không hồn phách. Có lúc bà cũng đã nghĩ tới quyết định ly hôn như Văn Tú nhưng bà còn gia tộc, bà không thể vì tình cảm cá nhân mà ảnh hưởng tới danh tiếng gia đình quyền quý bao nhiêu thế hệ của mình nên bà vẫn cứ cắn răng chịu đựng sự dày vò về tinh thần, ngày này qua ngày khác.
Tuy nhiên, đến một hôm, bà nhận ra rằng mình có lý do để ở lại, một lý do vẹn toàn cho đôi đường vì bà đã yêu. Lần đầu tiên bà biết đến tình yêu sau bao nhiêu năm bị chính chồng mình ghẻ lạnh, nhưng loại tình yêu này là một điều cấm kỵ, đặc biệt là trong hoàng tộc mặc dù danh xưng "hoàng hậu" cũng không còn. Bà yêu người phụ việc của chồng mình, một gã đàn ông họ Lý nghèo hèn nhưng lúc nào cũng tâm sự và sẻ chia với bà, lúc nào cũng quan tâm lo lắng cho bà.
Một tấm ảnh hiếm hoi rõ mặt vị Hoàng hậu "hồng nhan bạc phận".
Và sau bao nhiêu lần ngoại tình sau lưng Phổ Nghi thì chuyện gì đến cũng đến, Uyển Dung đã mang thai với gã người phụ việc kia. Sự việc vỡ lỡ khi bụng Uyển Dung ngày càng to hơn, Phổ Nghi biết chuyện đã rất giận dữ, ngay lập tức đuổi gã phụ việc kia về quê trong nỗi ê chề nhục nhã. Phổ Nghi định ly hôn Uyển Dung ngay lập tức nhưng quân Nhật đồng minh đã cản ông lại, vì cho rằng chuyện ly hôn một lần với Văn Tú đã rất ảnh hưởng đến việc khôi phục quyền lực nhà Thanh rồi, không thể để chuyện ly hôn xảy ra một lần nào nữa.
Phổ Nghi chấp nhận, mặc dù lòng rối như tơ vò. Ông biết rằng, cho dù ông có nhận đứa trẻ trong bụng Uyển Dung là con để che mắt đi chăng nữa thì cũng không ai tin, bởi ai ai cũng biết ông không còn chức năng của một người đàn ông kể từ sau khi Văn Tú công khai chuyện ông yếu sinh lý để ly hôn trước đó. Ông đã quyết bỏ mặc Uyển Dung cùng đứa trẻ tự sinh tự diệt, không thèm đoái hoài. Sau khi Uyển Dung sinh con ra, không ai hay biết về tung tích đứa trẻ, có giả thuyết cho rằng lúc vừa chào đời đứa bé đã bị sát hại, cũng có người cho rằng vì sức khỏe Uyển Dung quá yếu, lại nghiện thuốc phiện nên đứa trẻ đã qua đời ngay sau khi sinh ra.
Có lúc bà cũng đã nghĩ tới quyết định ly hôn như Văn Tú nhưng không dám.
Những năm tháng cuối đời: chồng bỏ trốn, chết trong trại giam không một người thân
10 năm sau đó, Uyển Dung tiếp tục sống một cuộc đời không hồn phách, bà trở nên câm lặng với mọi thứ. Bà có một nỗi buồn riêng nên không quan tâm gì đến nỗi buồn khác của nhân loại. Tới năm 1946, Nhật Bản đầu hàng rút về nước, bỏ lại hoàng thân quốc thích triều Thanh. Phổ Nghi cũng nhanh chóng tháo chạy theo quân Nhật, bỏ Uyển Dung lại một mình. Ngày 30 Tết năm 1946, Uyển Dung bị đưa vào trại giam của công an thành phố Trường Xuân.
Cuối tháng 5 năm 1946, Uyển Dung được đưa tới trại giam Diên Cát thuộc tỉnh Cát Lâm. Nói về lý do bà phải bị giam lâu như vậy thì chỉ có một: bà chẳng còn nơi nào để về, gia tộc đã diệt vong, chồng thì chối bỏ. Trong thời gian tại trại giam, Uyển Dung gần như không giao tiếp với ai, cũng chẳng nói gì. Có lúc, từ trên giường ngã xuống dưới đất bùn, bà cũng chẳng thèm động cựa. Cơm được đưa tới cửa buồng giam, Uyển Dung cũng chẳng buồn ăn.
Bà chẳng còn nơi nào để về, gia tộc đã diệt vong, chồng thì chối bỏ.
Uyển Dung ngày một gầy gò ốm yếu hơn. Hình dáng xinh đẹp, phong thái quý tộc của hoàng hậu ngày nào giờ đây đã không còn nữa. Tới đầu tháng 6 năm 1946, cả hoàng thất nhà Thanh được chuyển đi nơi khác, để lại một mình Uyển Dung vì bà đã quá ốm yếu, không còn sức chịu đựng nổi những lần di chuyển. Ngày 20 tháng 6 năm 1946, Uyển Dung qua đời trong phòng giam tại trại giam thành phố Diên Cát.
Năm đó, Uyển Dung mới 40 tuổi và bên cạnh không có lấy một người thân. Hay tin cái chết của vợ mình, Phổ Nghi không hề thương xót mà chỉ nói đúng một câu: "Cô ta chỉ là kẻ nghiện ngập". Câu nói như châm thêm một mồi lửa vào cái chết của Uyển Dung để nó đau đớn hơn, cô độc hơn và buồn bã hơn rất nhiều. Có thể nói, cuộc đời vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa này là bi thương và sóng gió nhất mà đến tận ngày nay ai cũng đều thương xót.
End of content
Không có tin nào tiếp theo