Cuộc hôn nhân 'kỳ tích' bậc nhất của hoàng đế Trung Quốc
Giải mã bí mật về căn bệnh viêm não Nhật Bản những năm 1930 / Bí mật Ấn Độ che giấu ngàn năm: Những câu hỏi khó cho nhà khoa học
Trong xã hội trọng nam khinh nữ như thời phong kiến, đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, do vậy chuyện gia đình “một vợ một chồng” là vô cùng hiếm và chuyện sống với nhau tới “đầu bạc răng long” như những gì người ta thường chúc tụng lại càng hiếm hoi hơn. Ấy thế nhưng, giữa chốn hậu cung bạt ngàn những mỹ nữ, ông vua sáng lập triều Nam Tống – Tống Cao Tông Triệu Cấu lại vẫn có thể “sắt son” chung sống với Ngô Hoàng hậu tới tận hơn 50 năm. Theo những gì sử sách còn lưu lại thì có lẽ đây là đám cưới vàng duy nhất trong hơn 5000 năm của các triều đại phong kiến Trung Hoa…
Cũng có lẽ vì thế, trong suốt hàng ngàn năm của các vương triều phong kiến Trung Quốc, những hoàng đế ngồi trên ngai vàng hơn nửa thế kỷ thì không ít, thế nhưng những vị hoàng hậu có thể tại vị vài chục năm thì lại rất ít, những cặp hoàng đế có thể sống với nhau tới “đám cưới vàng” lại càng ít hơn. Căn cứ vào những gì còn được sử liệu ghi chép cho tới ngày nay thì trong hậu cung Trung Hoa chỉ có duy nhất một “đám cưới vàng”, đó chính là cuộc hôn nhân giữa Tống Cao Tông Triệu Cấu và Ngô Hoàng hậu.
Ngô thị sinh năm 1114. Năm Ngô thị 12 tuổi, tức năm 1126, nước Kim sau khi tiêu diệt nước Liêu đã đưa quân xuống phía Nam, tấn công kinh thành Khai Phong của Bắc Tống. Người chồng tương lai của Ngô thị khi đó là Khang Vương – em trai của Tống Khâm Tông, hoàng đế Bắc Tống lúc bấy giờ. Trong lúc lâm nguy, Triệu Cấu nhận lệnh đi sứ Kim cầu hòa. Lúc bấy giờ Triệu Cấu đã có một người vợ là Hình Bỉnh Ý và hai vợ bé là Điền Xuân La và Khương Túy My.
Cầu hòa là chuyện quốc gia đại sự, do vậy không thể bíu ríu theo vợ con. Triệu Cấu không ngờ rằng sau đó không có cơ hội nào gặp lại người nhà mình nữa. Năm đó Triệu Cấu 19 tuổi, chỉ mong mau chóng gặp được thống soái quân Kim, dập đầu vài cái để đuổi lũ quân man di về nước. Đáng tiếc, người Kim khi đó là những con sói hung dữ. Một đại thần can ngăn Triệu Cấu rằng quân Kim đã mang quân tới chân thành thì nghị hòa còn tác dụng gì. Triệu Cấu nghe xong lập tức dao động, quyết định dừng lại đóng quân tại Tương Châu (nay là An Dương, Hà Nam), tự xưng Đại nguyên soái Binh mã Bắc Hà. Năm Tĩnh Khang thứ 2, tức năm 1127, quân Kim chiếm được thành Khai Phong.
Toàn bộ hoàng đế, đại thần, tông thất cho tới tân khoa trạng nguyên hơn 3 ngàn người bị bắt, trong đó có gia đình Triệu Cấu. Triệu Cấu may mắn không đi cầu hòa và trở thành hoàng đế đầu tiên của triều Nam Tống. Quân Kim lại xua quân đánh tới, Triệu Cấu chạy tuốt xuống phía nam. Cuối cùng quân Kim đuổi mãi cũng mệt nên quân của Triệu Cấu mới an toàn dừng lại ở Hàng Châu, bắt đầu xây dựng triều đình mới. Năm 1128, Ngô thị được tuyển vào hoàng cung của Triệu Cấu. “Đám cưới vàng” hiếm có Năm 1142, quân Kim lại phát động chiến tranh xâm lược Nam Tống. Triệu Cấu sợ quá phải chạy ra biển để tránh địch. Trong tình cảnh bi đát, Ngô thị vẫn kiên định ở lại bên Triệu Cấu. Sau đó bà được phong là Nghĩa quân phu nhân.
Ngô thị bắt đầu khổ công học tập, đọc đủ các loại sách để phụ giúp chồng. Không lâu sau, Ngô thị được phong làm quý phi, cấp bậc chỉ sau hoàng hậu. Lúc bây giờ Ngô thị có vai trò rất lớn với Triệu Cấu nhưng vẫn không được phong hoàng hậu vì Triệu Cấu vẫn nhớ tới người vợ cũ là Hình Bỉnh Ý đã bị quân Kim bắt đi. Hình Bỉnh Ý khi bị bắt đã mang thai nhưng không may bị sảy thai trên đường bị áp giải lên phương Bắc. Họa vô đơn chí, quân Kim không hề có chút xót thương nào mà nàng còn bị cưỡng bức đến mức suýt tự sát. Để sỉ nhục Triệu Cấu, quân Kim đã đưa mẹ ruột, vợ và hai con gái của Triệu Cấu vào kỹ viện. Năm 1135, Hình Bỉnh Ý được đưa tới thành Ngũ Quốc, nơi giam giữ Tống Huy Tông.
Trong thời gian này, Tống Huy Tông đã phái một đại thần trốn về phương Nam gặp Triệu Cấu, mang theo bức thư đẫm nước mắt. Hình Bỉnh Y cũng dứt một chiếc bông tai để báo tin mình còn sống. Triệu Cấu nhận được chiếc bông tai đã vô cùng đau xót, phong Hình Bỉnh Ý làm hoàng hậu. Đáng tiếc hồng nhan bạc mệnh. Năm 1139, Hình thị qua đời. Mãi tới năm 1142 khi đón được mẹ ruột trở về, Triệu Cấu mới biết tin này. Các sử gia nói rằng, là một hoàng đế, Triệu Cấu có thể chẳng yêu thương con dân, song chắc chắn là một người chồng, Triệu Cấu đã dành rất nhiều tình cảm cho người vợ họ Hình. Biết tin Hình thị qua đời, Triệu Cấu đã bỏ nghị triều suốt nhiều ngày.
Ngô thị mặc dù là người phụ nữ luôn ở sát bên Triệu Cấu, được sủng hạnh song không hề vì tình cảm này mà ghen tức. Ngược lại, Ngô thị tỏ ra là người hiếu thuận với thái hậu mới từ nước Kim trở về.
Thái hậu trải qua nhiều năm đau khổ, nay bỗng dưng thấy một cô con dâu hiền lành ngoan ngoãn thì rất mừng. Sau nhiều lần thái hậu khuyên nhủ. Triệu Cấu cũng quyết định sắc phong Ngô thị làm hoàng hậu. Cuộc sống giữa Ngô Thị và Tống Cao Tông Triệu Cấu diễn ra bình yên và tốt đẹp.
Cho tới năm 1162, khi Triệu Cấu nhường ngôi cho Tống Hiếu Tông, Ngô thị được tôn phong làm Thọ Thánh Thái thượng Hoàng hậu.
Tới năm 1187, Triệu Cấu lâm bệnh qua đời, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài hơn 60 năm với Ngô thị. 10 năm sau đó, tức năm 1197, Ngô thị mới qua đời ở tuổi 83. Như vậy, nếu tính từ năm 1128 được tuyển vào cung hầu hạ Hoàng đế Triệu Cấu cho tới năm vị hoàng đế này qua đời, 1187, hai người đã cùng nhau trải qua 59 năm hôn nhân. Đây có lẽ là “kỷ lục” duy nhất về hôn nhân trong chốn hậu cung Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ