Giải mã điều bí ẩn lớn nhất về đệ nhất quan tham Hòa Thân
Giải mã bí ẩn về ý nghĩa của những viên ngọc cổ đối với người Trung Hoa xưa / Giải mã nguyên nhân cái chết đau đớn và bí hiểm của Alexander Đại đế
Hòa Thân tự Trí Trai, họ Nĩu Hỗ Lộc Thị, người Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Sinh năm 1750 tức năm thứ 15 đời Càn Long. Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong tam đẳng kinh xa đô úy. Hòa Thân là một sủng thần được Càn Long vô cùng ưu ái, nhưng ông ta cũng là một quan tham vô độ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Học thức uyên thâm. Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long. Để có thể tung hứng với Càn Long, Hòa Thân cũng bỏ công sức học thơ và làm thơ nên khả năng thơ phú của ông ta cũng là thiên hạ hiếm có. Tiền Vịnh Tằng cùng thời với Hòa Thân từng đánh giá rằng: “Thơ của Hòa Thân gieo vần rất tuyệt, rất thông thơ luật. Thơ của Hòa Thân rất hợp với sở thích của Càn Long, Càn Long đọc xong không thích mới lạ, rất nhiều phen tức cảnh làm thơ đã cứu mạng Hòa Thân". Tài xu nịnh của Hòa Thân thì gọi là “kỳ tài” Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hi. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.
Gian thần tham lam vô độ Hòa Thân, nhưng lại được Càn Long rất sủng ái |
Câu chuyện con "tỳ hưu" và kho đụn của Hòa Thân
Người viết bài này năm trước có chuyến đi thực tế về làng đá cảnh Non Nước bên cạnh Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Hỏi thăm biết ngoài các sản phẩm truyền thống, tượng con tỳ hưu vốn được du nhập từ Trung Hoa giờ đây được rất nhiều người tìm mua hoặc đặt chế tác. Trên những chuyến xe du lịch, hướng dẫn viên cũng thường xuyên giới thiệu về con tỳ hưu. Nó được thuyết phục rằng sẽ đem lại may mắn cho những ai mua và thờ tỳ hưu trong nhà như sự giàu có của Hòa Thân.
Tôi đề nghị chủ nhà giới thiệu kỹ về đặc điểm của con tỳ hưu là gì mà thiên hạ ngày càng đua nhau đi mua về cầu lộc cầu tài, nhất là những người có của ăn của để. Thì ra đó là một con vật tưởng tượng mang dáng con kỳ lân. Đầu có sừng, mông cong, râu dài. Điểm đặc biệt nhất của tỳ hưu là không có hậu môn và thức ăn nuôi nó chỉ là tiền và vàng, bạc.
Tích cũ Trung Hoa kể rằng vào đời vua Minh Thái Tổ, khi lập nghiệp thì ngân quỹ trống rỗng, vua rất lo lắng. Một đêm vua nằm mộng thấy con vật giống kỳ lân có sừng hiện lên. Nó ngồi trước cung điện ăn liên tục các thỏi vàng và sau đó vào cung. Tỉnh dậy vua cho gọi các thày tướng số đến hỏi thì biết nơi con vật kia ngồi là đất linh, có cung tài, lộc. Vậy là trời phù hộ vua lập nghiệp. Vua liền ra lệnh xây một công trình ngay trên đất ấy. Con vật chỉ ăn vàng, bạc kia chính là con tỳ hưu. Nó ăn mà không thải ra bao giờ cho nên nếu đặt nó ở cung tài trong nhà thì của cải chỉ có chảy vào mà không mất đi.
Sau khi lên thay nhà Minh, triều đình Mãn Thanh vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con tỳ hưu. Hàng loạt tỳ hưu được tạo tác bằng ngọc, đá quý đặt ở trong cung, nhưng vua cấm các quan lại và dân chúng được đặt tỳ hưu trong nhà mình với lý do không ai được giàu hơn vua. Vậy mà lại có một kẻ dám làm trái lệnh vua, đó là Hòa Thân.
Được biết con Tỳ Hưu của Hòa Thân còn to hơn con Tỳ Hưu của Càn Long |
Hòa Thân xây cho mình một cung thất gọi là Cung vương phủ gồm phủ đệ và hoa viên với diện tích rộng 60 nghìn mét vuông. Phủ đệ 32.000 mét và hoa viên 28.000 mét (ngày nay nó là địa chỉ du lịch được bảo vệ đặc biệt của Trung Quốc). Bên trong cổng chính, Hòa Thân cho đắp hai ngọn giả sơn rất lớn. Trong lòng mỗi ngọn giả sơn ấy, ông ta đặt một vật trấn trạch. Đó là một con tỳ hưu lớn tạc bằng ngọc Phỉ thúy xanh rất quý hiếm. Trong khi đó chính vua Càn Long cũng chỉ có con tỳ hưu nhỏ hơn và bằng bạch ngọc.
Vật trấn trạch thứ hai là chữ Phúc do chính Càn Long viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, không biết vì sao lại lọt vào tay Hòa Thân. Chữ Phúc ấy được Hòa Thân cho tạc vào một khối đá quý. Vậy là việc trấn trạch những bảo vật hoành tráng và quý hiếm hơn cả của vua Càn Long khiến cho tiền bạc thi nhau chảy về nhà Hòa Thân. Thói tham nhũng, hà lạm công quỹ của Hòa Thân, vị quan đầu triều nhà Thanh khiến cho nạn tham nhũng trong cung đình và cả ngoài xã hội tràn lan như một đại dịch không dập tắt được.
Phải nói là vàng bạc châu báu của Hòa Thân không kể xiết |
Trong khi ngân khố nhà Thanh mỗi năm chỉ có khoảng 70 triệu lạng. Riêng tì thiếp trong cung Hòa Thân đã lên tới 600 người, gia nhân thì không tính hết.
Hòa Thân bị ghép vào tội phải lăng trì, chu di ba họ. Nhưng rồi chỉ mình ông ta phải tội chết bằng cách tự vẫn, cả nhà được tha. Đây cũng là chuyện lạ với những tội danh tày đình như thế. Người ta kể đó là lý do gắn với những báu vật bí ẩn trong cung của Hòa Thân. Khi phá dỡ hai hòn giả sơn, triều đình phát hiện và tịch thu con tỳ hưu bằng ngọc Phỉ thúy xanh, nhưng chữ Phúc là bút tích của chính vua Càn Long thì được tạc vào khối đá lớn. Nếu phá khối đá thì chữ Phúc cũng tan, vả lại là bút tích của vua Càn Long nên không ai dám động vào. Đó là điềm báo khiến vua Gia Khánh đã tha chết cho cả nhà Hòa Thân.
Nghĩ cho cùng Hòa Thân không khác gì thân phận của con tỳ hưu ăn quá nhiều tiền, vàng…mà lại không có hậu môn để thải ra, khiến lâu ngày tích tụ thành họa. Một đại họa mà tất cả những kẻ ăn tham, ăn bẩn sẽ gặp phải không sớm thì muộn. Ngày nay hàng loạt "hậu duệ" của Hòa Thân như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai…đang bị sờ gáy cũng vì bước vào lốt chân Hòa Thân mà thân bại danh liệt. Bài học về đại quan tham.
End of content
Không có tin nào tiếp theo