Phát hiện loài chim khủng long cách đây 67 triệu năm, có sức mạnh sánh ngang báo gê-pa
Dấu chân loài khủng long lớn nhất thế giới được tìm thấy cách đây 170 triệu năm / Bắt được cá lạ hút máu nghi có trước khủng long
Sau 67 triệu năm ẩn mình trong bóng tối, một loài săn mồi nhỏ đáng kinh ngạc đã được các nhà cổ sinh vật học đưa ra ánh sáng. Có kích thước khiêm tốn hơn rất nhiều loài khủng long khác, kẻ đi săn này tuy ngoại hình nhỏ nhưng lại sở hữu năng lực rất lớn.
Robert Sullivan, cộng tác viên nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử và Khoa học Tự nhiên New Mexico, lần đầu tiên phát hiện ra hóa thạch có niên đại từ kỷ Phấn trắng này vào năm 2008 ở lưu vực San Juan, New Mexico. Ông và các đồng nghiệp, bao gồm nhà cổ sinh vật học Steven Jasinski đã khai quật và thu thập tổng cộng 20 hóa thạch.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới được chính thức công bố. Loài khủng long thuộc họ dromaeizardid (hay còn gọi là chim ăn thịt) được đặt tên là Dineobellator notohesperus, có nghĩa là "Chiến binh Navajo từ Tây Nam" để tôn vinh những người Navajo sống cùng khu vực.
Dineobellator cao hơn 1m, có chiều dài khoảng 2m, nặng từ 18 đến 22kg và có lông. Đánh giá từ 20 mẫu hóa thạch được phát hiện, các nhà khoa học khẳng định nó có khả năng săn mồi với tốc độ đáng nể - tương đương với tốc độ của một con báo - và có thể hạ gục con mồi lớn hơn nó gấp nhiều lần.
So với các loài khủng long khác sinh sống cùng thời điểm (như T-rex), chúng có cánh tay tương đối dài và lớn hơn, Steven Jasinski cho biết. Ông mô tả thêm: "Với bộ vuốt lớn kết hợp phần cánh tay khỏe và khả năng bấu giữ tốt, Dineobellator có thể đã sử dụng lợi thế này để nhảy lên và tấn công những con khủng long lớn hơn nhiều so với kích thước chúng, và điều này đặc biệt hữu ích khi săn tập thể".
Nổi bật nhất trên cơ thể Dineobellator có lẽ là phần đuôi dài, cơ động, cho phép chúng duy trì thăng bằng trong khi chạy ở tốc độ cao và tăng sự linh hoạt hơn ở phần hông. Điều này giúp chúng tối ưu hóa khả năng đuổi bắt những con mồi lanh lẹ.
"Lấy ví dụ về một con báo đang săn đuổi một con linh dương ở thảo nguyên ngày nay. Chúng chạy rất nhanh và đuôi của chúng có xu hướng nhô cao, cứng và thẳng. Tuy nhiên, khi con linh dương bất chợt đổi hướng, kẻ săn mồi cũng phải nhanh chóng làm theo, chiếc đuôi khi này sẽ quật sang một bên để đóng vai trò như một vật đối trọng và bánh lái giúp nó đổi hướng", Jasinski giải thích.
Ngoài ra, trên các mẫu xương sườn thuộc bộ hóa thạch, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều vết thương đã lành. Trên phần vuốt, họ cũng phát hiện nhiều vết đâm, cào. Điều này dẫn đến phỏng đoán về một trận chiến giữa hai con vật, có lẽ là để tranh giành thức ăn, lãnh thổ hoặc bạn tình.
Về địa lý, Dineobellator được tìm thấy ở phía nam Bắc Mỹ vào thời điểm mà hầu hết các loài săn mồi đã biến mất khỏi sơ đồ hóa thạch nơi đây. Điều này có nghĩa tổ tiên của chúng rất có thể đã di cư khỏi châu Á đến đây trước khi tuyệt chủng hàng loạt.
Như vậy, phát hiện này không chỉ mở rộng hiểu biết của con người về một loài sinh vật mới mà còn góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu về đời sống, sự tiến hóa và di cư của các loài khủng long.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt