Cuộc sống của các bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới
Kayapo, Huli, Yanomami, Pygmy, Satere Mawe hay Himba... được biết đến là những bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới. Sống tách biệt với thế giới bên ngoài, những bộ tộc này gìn giữ cho mình những truyền thống, phong tục vô cùng độc đáo.
Khám phá 7 dòng sông cổ nhất thế giới / Cần chuẩn bị để gặp gỡ người ngoài hành tinh
Kayapo là một bộ lạc thiểu số sống ở những ngôi làng dọc phần thượng nguồn con sông Xingu ở miền Trung Brazil.
Các thành viên trong bộ tộc này nói tiếng Kayapo cổ và thường tô điểm, vẽ trên chính cơ thể của mình, sử dụng những màu sắc tươi sáng, với hình tròn đại điện cho mặt trời và mặt trăng.
Những em bé của bộ tộc Kayapo.
Người Huli là cộng đồng bản địa lớn nhất ở Papua New Guinea với dân số khoảng 90.000 người, chủ yếu sống ở vùng cao nguyên. Bộ tộc đã sống ở vùng này khoảng 1.000 năm.
Bộ tộc Huli được biết đến là những chiến binh gan dạ, thiện chiến, nhưng nổi tiếng hơn cả là khả năng tạo mẫu tóc "siêu đẳng", làm nên những mẫu tóc giả cầu kỳ, biểu tượng cho sự trưởng thành của các chiến binh.
Làm tóc giả là truyền thống có từ rất lâu và cũng là việc quan trọng đối với đàn ông Huli. Những đứa bé trai chỉ được mẹ chăm sóc đến 5-6 tuổi, sau đó được giao cho người cha. Khi lên 14-15 tuổi, những bé trai lại ở nơi riêng biệt để chăm sóc, nuôi tóc thật của mình để làm tóc giả.
Sau 18 tháng, họ cắt tóc và giao chúng cho một người chuyên làm tóc giả (gọi là Napata). Người này tạo hình và trang trí tóc bằng lông vẹt, lông chim thiên đường, da động vật, hoa, lá. Đặc biệt, bộ tóc giả này phải làm trước khi họ lấy vợ. Chúng được dùng trong những ngày lễ hoặc dịp tụ họp đặc biệt.
Bộ tộc Yanomami là thổ dân da đỏ bản địa ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brasil với dân số chừng 20.000 người. Họ sống trong hàng trăm ngôi làng và tạo thành nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon.
Kể từ khi được phát hiện đến nay, bộ tộc ở rừng Amazon này vẫn sống hoang dã như tổ tiên của họ và không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài, do đó, họ vẫn duy trì được những truyền thống, phong tục kỳ lạ.
Người Yanomami có một nghi thức mai táng kỳ lạ, gần như là ăn thịt người, được gọi là Endocannibalism.
Theo đó, họ dùng tro cốt người chết ra chế biến thành thức ăn hoặc làm gia vị cho nhiều món, với món chính là súp chuối,
Người Yanomami tin rằng, những linh hồn cần được bảo vệ. Những linh hồn này chỉ có thể nghỉ ngơi và thực hiện quá trình chuyển đổi khi thể xác bị đốt cháy hoàn toàn và tro cốt được người thân ăn hết.
Người Pygmy là tộc người nhỏ bé nhất thế giới, với chiều cao từ 1,2 - 1,4m, cân nặng không quá 50kg.
Có rất nhiều nhóm người Pygmy, nằm rải rác trên khu vực rộng lớn ở miền Trung và Tây Phi, nhưng tập trung nhiều ở thảm rừng nhiệt đới Congo. Với kích thước cơ thể nhỏ bé, họ được xem như những người lùn của rừng rậm.
Những người lùn châu Phi này kết hôn từ rất sớm, thường chỉ khi mới 9-10 tuổi. Việc cưới hỏi chỉ đơn giản là một cuộc mua bán với cha của cô gái, giá trao đổi là 5-10 mũi tên. Trường hợp đặc biệt giá sẽ lên 1-2 chiếc giáo hoặc một ít thuốc lá. Một người đàn ông có thể có nhiều vợ nếu đủ khả năng mua. Các bà mẹ sinh con trong rừng, cắt dây rốn bằng răng và chôn nhau thai xuống đất.
Bộ tộc Satere Mawe nằm ở khu vực rừng Amazon, Brazil với dân số khoảng hơn 10.000 người. Bộ tộc này nổi tiếng với nghi thức trưởng thành vô cùng đáng sợ, đó là: Để một đàn kiến đầu đạn cắn vào tay mà không được khóc.
Để chuẩn bị cho nghi lễ trưởng thành, các bô lão và tộc trưởng sẽ đi bắt những con kiến đạn trong rừng sâu rồi cho vào một dung dịch khiến chúng bất tỉnh. Sau đó, người ta sẽ làm những chiếc găng tay, đổ hàng chục con kiến đạn vào đó để các chàng trai tham gia lễ trưởng thành.
Những chàng trai cho hai tay vào găng tay 10 phút để những con kiến đạn tấn công.
Theo quan niệm của người Satere Mawe, nếu những cậu bé có thể chịu đựng được nỗi đau da thịt đến từ cú cắn của những con kiến đạn thì mới chứng tỏ được bản lĩnh đàn ông và mới có thể trở thành trụ cột của gia đình sau này.
Himba là bộ tộc sinh sống ở phía Bắc Namibia. Giữa thế giới hiện đại, bộ tộc này vẫn sống như thời nguyên thủy.
Phụ nữ tại đây không mặc áo, mà để ngực trần ngay cả khi tiếp xúc với người lạ. Những cô gái chỉ quấn một chiếc khố nhỏ bằng da bò để che phần dưới cơ thể. Bộ tộc này sống gần như tách biệt với xã hội bên ngoài.
Điểm đặc biệt nhất của người Himbia đó là cả đời không tắm bằng nước. Do sinh sống ở một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất hành tinh, nước trở thành thứ quý giá vô cùng khan hiếm, chỉ để ăn, chứ không dùng để tắm.
Để làm sạch cơ thể, hàng ngày, những cô gái Himbia bôi lên người một hỗn hợp màu nâu đỏ, có nguồn gốc từ chất béo. Sau đó, họ ủ một loại cây dược (Commiphora) trong bát nhỏ gồm các loại thảo mộc rồi hun đốt để khói bốc lên. Lúc này, họ trùm kín chăn, xông khói để toát mồ hôi. Đó là cách “tắm khô” nhờ hun khói và xông hơi. Thứ hỗn hợp màu nâu đỏ này không chỉ mang tới tác dụng thẩm mỹ, còn là cách giúp họ bảo vệ làn da chống lại cái nắng như thiêu đốt của sa mạc châu Phi, đồng thời xua đuổi côn trùng. Phụ nữ Himba tin rằng, nâu đỏ là màu của vẻ đẹp, tượng trưng cho máu và trái đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nằm mơ thấy kho báu dưới nhà, người đàn ông quyết đào lên không ngờ tìm thấy sông cá ngầm quý hiếm
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
CLIP: Chó nhà hăng máu khiêu chiến rắn hổ mang và cái kết gây 'sốc'
Cột tin quảng cáo