Cuộc sống địa ngục của những “nô lệ tình dục” ở Bangladesh
Hoá thạch vi khuẩn 2,5 tỷ tuổi, hé lộ nhiều bí ẩn / Cô gái may mắn 'vớ' được kho báu của nhà vua
Câu chuyện của Labonni
Sau 6 năm trong nhà thổ, Labonni thôi nghĩ về việc được giải cứu. Kể từ khi cô bị bán cho một chủ chứa vào năm 13 tuổi, nhiều khách hàng đã hứa sẽ giúp cô trốn thoát nhưng không ai hành động. Theo thời gian, Labonni không còn nhớ chính xác những người đàn ông đã đến mua dâm. Trung bình, mỗi giờ cô tiếp một khách hàng, công việc bắt đầu từ 9 giờ sáng.
Năm nay 19 tuổi, Labonni nói rằng, cô không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống và cái chết ở Mymensingh, một "làng" nhà thổ ở trung tâm Bangladesh. Tại đây, khoảng 700 đến 1.000 phụ nữ và trẻ em gái đang làm việc trong ngành buôn bán tình dục, nhiều người bị ép buộc bán dâm. 5 cô gái trẻ ngủ chung một phòng.
Nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị ép buộc bán dâm ở Bangladesh. |
Tiếng nhạc phát ra từ hệ thống âm thanh cũ, nồng nặc mùi rượu. Những người đàn ông cởi trần đi lùng sục vào các phòng tìm gái. Mười phút quan hệ tình dục có giá khoảng 3,66 bảng Anh nhưng số tiền này chủ yếu vào túi của những người điều hành nhà thổ.
Labonni kể lại quá trình bị buôn bán vào hoạt động mại dâm. "Năm 13 tuổi, tôi bỏ lại con gái mới được 6 tháng để chạy trốn người chồng vũ phu mà tôi đã kết hôn vào năm 12 tuổi. Tôi không biết sẽ đi đâu và chỉ mong muốn là có thể tìm được việc làm trong xưởng may.
Một người phụ nữ nhìn thấy tôi khi đang đứng khóc ở ga xe lửa Dhaka. Bà ấy cho tôi thức ăn, nước uống và đưa về nhà ngủ qua đêm. Hai ngày sau, tôi bị bán cho một nhà thổ với giá khoảng 180 bảng Anh. Sau một đêm, tôi trở thành một "chukri", hay còn gọi là gái mại dâm và bị giam cầm trong nhà thổ cho đến khi trả hết khoản nợ gần 1000 bảng", Labonni kể lại.
Labonni cho biết thêm, chủ chứa hối lộ cảnh sát, nói dối rằng cô đã 18 tuổi - tuổi hợp pháp để hoạt động mại dâm ở Bangladesh. "Tôi đã bị tịch thu điện thoại và cấm rời khỏi phòng. Họ đánh đập nếu tôi tìm cách chạy trốn. Sau ba tháng, tôi từ bỏ ý định bỏ trốn. Họ luôn tìm thấy bạn dù ở bất cứ đâu", Labonni nói thêm.
Những cô gái như Labonni là một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận của các chủ chứa ở Bangladesh. Trong 6 năm qua, kể từ khi mắc kẹt trong nhà thổ, Labonni đã làm việc liên tục để trả hết "nợ ảo".
Ước tính, cô đã kiếm được khoản tiền lên tới 46.500 bảng Anh, cao gấp 50 lần so với khoản nợ ban đầu là 914 bảng. Tuy nhiên, mỗi tháng, Labonni chỉ được trả một khoản trợ cấp là 37 bảng để mua thực phẩm, quần áo và đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Mohammed Muktal Ali, 30 tuổi là một trong những khách hàng thường xuyên của Labonni. Anh là tài xế xe buýt, đã có gia đình. Mohammed Muktal Ali đến thăm Labonni hàng ngày trong suốt 5 năm qua, kể từ khi cô mới 14 tuổi. "Tất cả các cô gái ở đây đều cảm thấy bất lực.
Bạn không thể bán một cậu bé cho nhà thổ nhưng có thể bán một cô gái vì cô ấy có thể mang lại lợi nhuận lớn. Tôi không cảm thấy tội lỗi khi trả tiền để quan hệ tình dục với một thiếu niên bị buôn bán. Tôi yêu Labonni và chắc chắn 70% rằng, một ngày nào đó tôi sẽ giải cứu cô ấy", Mohammed Muktal Ali nói. Trong khi đó, Labonni nói rằng, cô không tin bất cứ điều gì mà đàn ông nói vì tất cả đều là dối trá.
Lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận
Farada, 33 tuổi cho biết, số lượng cô gái bị buôn bán đã tăng lên kể từ khi cô đến nhà thổ năm 1999. "Tôi biết điều này vì chính tôi là người mua chúng", Farada nói. Sau 12 năm làm gái bán dâm, Farada trở thành một tú bà.
Một đứa trẻ sống cùng mẹ bên trong một nhà thổ ở Bangladesh. |
"Trước đây, tôi đã mua Moni với giá 137 bảng Anh và trả 27 bảng cho cảnh sát để họ giúp hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết. Bây giờ, chi phí cảnh sát rất đắt đỏ, ít nhất phải chi đến 450 bảng. Các cô gái càng trẻ, tiền hối lộ càng cao theo yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật", Farada nói. Farada cho biết thêm, một phần ba lợi nhuận thu được từ việc bán dâm, các chủ chứa phải chi cho các thành viên băng đảng địa phương kiểm soát nhà thổ.
Siddharth Kara, chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc và chính phủ Mỹ nói rằng, buôn bán tình dục tạo ra một nửa tổng số lợi nhuận được tạo ra trên toàn cầu bởi chế độ nô lệ hiện đại, mặc dù chỉ chiếm 5% trong số nạn nhân buôn người trên toàn thế giới.
"Lợi tức đầu tư cho buôn bán tình dục là khoảng 1.000%, cao hơn nhiều so với lợi nhuận trong đầu tư xây dựng, nông nghiệp hoặc khai thác mỏ. Lợi nhuận khổng lồ của buôn bán tình dục là do chi phí để mua phụ nữ và trẻ em gái thấp nhưng nạn nhân có thể bán dâm tới 20 lần/ngày, tạo ra khoản lợi nhuận cực lớn", ông Siddharth Kara nói.
Hoạt động mại dâm đã được hợp pháp hóa ở Bangladesh vào năm 2000. Từ đó đến nay, việc kinh doanh khai thác tình dục đã phát triển mạnh ở một đất nước nơi phụ nữ bị áp bức theo nhiều cách. Trên khắp đất nước, một trong năm cô gái đã kết hôn trước sinh nhật thứ 15 và chỉ một phần tư hoàn thành giáo dục trung học.
Việc thực thi pháp luật lỏng lẻo
Mại dâm là hợp pháp nhưng buôn bán và lao động cưỡng bức thì không. Việc thực thi pháp luật kém đã khiến phụ nữ trở thành mồi ngon của những kẻ buôn người. Chính phủ Bangladesh ước tính, 100.000 phụ nữ và trẻ em gái đang làm việc trong ngành công nghiệp tình dục và một nghiên cứu mới công bố cho hay, ít hơn 10% tự nguyện tham gia hoạt động mại dâm. Rất nhiều cô gái nói rằng, bị người lạ, thành viên trong gia đình hoặc chồng bán mà không có sự đồng ý của họ.
Nghĩa địa dành cho gái mại dâm ở Tangail. |
Tỷ lệ kết án đối với những người bị bắt vì buôn bán người chỉ là 0,5%. Hơn 6.000 người bị bắt vì liên quan đến buôn người từ năm 2013 nhưng chỉ có 25 người bị kết án. Năm ngoái, chỉ có 8 kẻ buôn người bị kết án ở Bangladesh.
Azharul Islam, người quản lý chương trình Rights Jessore, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trẻ em bị buôn bán làm nô lệ tình dục nói rằng, chủ nhà thổ, các nhà lãnh đạo chính trị, cơ quan thực thi pháp luật có liên quan đến các băng đảng tội phạm. Quan chức chính phủ tham nhũng, kiếm lợi bằng cách nhận hối lộ.
Là một phần của cuộc điều tra này, hơn 20 cô gái chưa đủ tuổi vị thành niên trong bốn nhà thổ đã đưa ra giấy chứng nhận đã trên 18. Tuy nhiên, một cô gái thừa nhận mới 13 tuổi. Mahmudul Kabir, Giám đốc tổ chức từ thiện Terre des Hommes ở Bangladesh nói rằng, "đó giống như một đường dây mafia".
Nhiều phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vào ngành công nghiệp tình dục ở Bangladesh đã tìm đến cái chết. Số vụ tự sát cao nhất xảy ra tại hai nhà thổ ở miền Trung Bangladesh là Kandapara, ngoại ô Tangail và Daulatdia nằm bên bờ sông Padma. Nơi đây thậm chí còn có nghĩa địa riêng dành cho gái mại dâm.
"Mỗi tháng có một người chết. Tôi không biết có bao nhiêu cô gái được chôn cất ở đó. Ở Mymensingh, không có nghĩa địa như vậy. Thay vào đó, các thi thể được chôn cất lặng lẽ khi màn đêm buông xuống. Sự kỳ thị bao quanh ngôi mộ của những người hành nghề mại dâm ở Bangladesh", Shilpi, 57 tuổi, người từng bị bán cho nhà thổ Daulatdia năm 1977 nói.
Labonni cho biết, cô cũng đã cố tự sát nhiều lần. "Một ngày nào đó, tôi có thể sẽ tìm đến cái chết một lần nữa", Labonni nói. Labonni cho biết thêm, gái mại dâm rất ít nhận được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần từ các tổ chức từ thiện. "Tôi thực sự cảm thấy bế tắc. Tôi phải kiếm bao nhiêu tiền để được tự do trong cuộc sống?.
Niềm vui duy nhất của tôi lúc này là được gặp con gái qua cuộc gọi video mỗi ngày. Con bé hiện sống với chị gái tôi ở Dhaka. Tôi mong một ngày lớn lên, con bé có thể biết tôi mới chính là mẹ đẻ của nó", Labonni nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất