Cuộc sống kỳ lạ của bé gái sinh ra là thánh nữ đồng trinh và bi kịch khi dậy thì
Cuộc sống hậu cung Tử Cấm Thành: Nơi hồng nhan trở thành lời nguyền và sắc đẹp chỉ là mối họa / Bộ ảnh cuộc sống thường ngày của 500 anh em mèo hoang cute nhưng không kém phần lôm côm ở Nhật Bản
Kumari - Nữ thánh hộ quốc đồng trinh là những em bé gái được tôn lên làm vị thần quyền lực tại đất nước Nepal khi mới chỉ 3,4 tuổi. Những cô bécòn chưa đến tuổi dậy thì đã phải được tuyển chọn hết sức nghiêm ngặt ngay từ lúc mới sinh, đến khi "đăng quang" trở thành "nữ thần sống" cũng chưa đủ nhận thức để hiểu hết trách nhiệm của mình. Hằng năm, hàng trăm bé gái tại quốc gia này được gia đình đưa đến cuộc tuyển chọn Kumari để ghi danh và tham gia vào đường đua tìm ra ứng viên sáng giá cho ngôi vị nữ thần.
Nhiều gia đình tại Nepal xem việc con gái được chọn là “nữ thần sống” là một niềm vinh hạnh to lớn và mang lại rất nhiều phúc lành, khiến cha mẹ sẵn sàng đánh đổi tất cả, thậm chí hy sinh cả tuổi thơ của con gái. Nếu có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần, điều đó đồng nghĩa với việc gia đình đó cũng sẽ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa, phú quý.
Thế nhưng với số lượng ứng viên lớn như vậy, đây là một ván bài “may rủi” mà các bậc phụ huynh đánh cược, quân cờ lại chính là những đứa con gái của họ. Được tôn lên làm nữ thần, cuộc sống của những bé gái lại rơi vào những bi kịch sau khi “miễn nhiệm kỳ”: Mất khả năng đi lại bình thường, không được đi học và không thể kết hôn.
Kumari luôn mặc trang phục đỏ và được trang điểm kỹ lưỡng.
Quy trình tuyển chọn Kumari nghiêm ngặt
Kumari là người bảo trợ cho Quốc vương và toàn bộ vương quốc, có quyền lực siêu nhiên có thể bảo trợ đất nước, kết nối với thần linh, mang lại những điều tốt lành. Khắp vương quốc Nepal có khoảng 5 “nữ thần sống” và mỗi Kumari trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân ở đó.Kumari ở Nepal được xem là hiện thân của nữ thần Hindu Taleju. Chính vì thế, các bé gái khoảng 3-5 tuổi được chọn phải trải qua những nghi thức kiểm tra gắt gao các về hình thể lẫn ý chí.
Đầu tiên, các bé tham gia ứng tuyển phải có xuất thân cao quý, thuộc dòng tộc Shakya, cùng dòng tộc với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bé gái phải hoàn toàn khỏe mạnh từ lúc sinh ra đến hiện tại, chưa hề bị bệnh. Đồng thời, cơ thể của ứng viên cũng không được có bất kỳ vết thương bị chảy máu, dấu vết kỳ lạ.
Truyền thống thờ Kumari kéo dài nhiều thế kỷ và vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay.
Các cô bé còn phải trải qua bài kiểm tra “32 đặc điểm cát tường” gồm tóc đen, bàn chân mềm mại, không có mùi cơ thể, đuôi mắt như mắt bò, giọng trong veo, ngực như sư tử… Tình trạng tóc tai, ngoại hình, giọng nói, sự tương hợp tử vi của bé gái với tử vi của vị vua trị vì đất nước cũng cần phải được xác minh rõ ràng.
Những tu sĩ có trách nhiệm tuyển chọn “nữ thần sống” sẽ kiểm tra thêm về bản lĩnh và sự can đảm của các bé gái. Bài kiểm tra khiến nhiều cô bé khiếp sợ nhất là chứng kiến nghi lễ hiến tế, chặt đầu trâu, dê để dâng lên nữ thần Kali trong lễ hội Dashain. Những bé gái không khóc, thậm chí là không được nhíu mày sẽ vượt qua thử thách này và được đưa đến căn phòng tối trong đền thờ, ở đó suốt một đêm với những chiếc đầu động vật đã chết.
Quy trình tuyển chọn phức tạp khiến nhiều bé gái bị loại sớm.
Thử thách cuối cùng trước khi một bé gái chính thức được lựa chọn trở thành nữ thần sống của Nepal là nhặt ra những đồ vật của Kumari trước kia trong số rất nhiều đồ đạc trước mắt. Nếu thành công, bé gái sẽ chính thức trở thành một Kumari với nhiều sự thay đổi trong cuộc sống cùng những vinh hoa phú quý đang chờ đón.
Nhiều gia đình xem việc con gái được chọn là “nữ thần sống” là một niềm vinh hạnh to lớn. Nếu có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần, điều đó đồng nghĩa với việc gia đình đó cũng sẽ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa, phú quý.
Cuộc sống khắc nghiệt của một nữ thần
Khi đã qua được vòng tuyển chọn làm Kumari, các bé gái sẽ phải trải qua một buổi lễ thanh tẩy. Đối với Kumari hoàng gia tại Kathmandu, cô bé được chuyển đến nơi ở thường xuyên của mình đó là cung điện Kumari Ghar. Kumari chỉ được rời khỏi cung điện khi phải tham dự một số nghi lễ, buổi tiệc nhất định.
Kumari sẽ ngồi trên ngai vàng và ban phước lành cho các tín đồ, người dân sẽ tặng kẹo, chocolate, đồ chơi.
Khi được chọn làm Kumari, các bé gái không được chạm chân xuống đất để tránh ô uế và di chuyển bằng cách ngồi trên kiệu, xe. Người dân Nepal tin rằng Kumari đại diện cho các vị thần, vì thế cơ thể của họ rất thiêng liêng, cần được bảo vệ kỹ lưỡng. Mỗi khi tham gia những lễ hội quan trọng, Kumari được người dân khiêng đi bằng kiệu hoặc bế trong vòng tay cẩn thận.
Màu sắc của trang phục Kumari là màu đỏ, do đó “nữ thần sống” luôn phải mặc đồ màu đỏ, búi tóc cao, đeo trang sức quý giá, trang điểm cầu kỳ và vẽ một con mắt lửa trên trán - biểu tượng cho sức mạnh đặc biệt, chân nhuộm đỏ, mang những món trang sức lưu truyền từ đời trước, ngồi trên ngai chạm trổ hình rắn..
Người dân khiêng kiệu hoặc bế Kumari trong các lễ hội.
Các “nữ thần sống” có cuộc sống ẩn dật và hiếm khi nói chuyện trước công chúng. Họ bị ràng buộc bởi các phong tục kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo. Mỗi ngày, nữ thần sẽ xuất hiện hai lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi cho mọi người chiêm ngưỡng rồi lại lui về thế giới của mình. Một năm, Kumari chỉ rời khỏi cung điện 13 lần để tham dự những ngày lễ đặc biệt.
Kumari tuyệt đối không được phép ghé thăm cha mẹ và gia đình. Bạn bè của Kumari cũng được tuyển chọn cẩn thận và thuộc cùng một nhóm thượng lưu quý tộc. Tuy nhiên, khi chơi với nữ thần, các em sẽ luôn phải nhường nhịn và chấp hành mọi yêu cầu của Kumari.
Nếu như tâm trạng của Kumari không tốt thì đó là một điềm xấu đối với những người thỉnh cầu.
Các bé gái Kumari có nghĩa vụ phải tương xứng với hình ảnh thần thánh, do đó không đụng bất kỳ việc gì. Tắm rửa, trang điểm, chuẩn bị cho việc tiếp đón du khách và nhiều hơn thế nữa - mọi thứ đều được giao phó cho người hầu, được gọi là kumarim. Mọi hành động và tâm trạng của bé gái đều được gán cho ý nghĩa thần bí. Nếu như tâm trạng của Kumari không tốt thì đó là một điềm xấu đối với những người thỉnh cầu.
Nếp sống của gia đình Kumari cũng thay đổi theo
Đối với các Kumari tại Patan, các “nữ thần sống” được sống với gia đình tuy nhiên phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc quan trọng khiến nếp sống của cả gia đình bị đảo lộn. Để con gái có thể tham gia vào quá trình tuyển chọn “thánh nữ hộ quốc đồng trinh” đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm từ cả gia đình. Cha mẹ cô bé có thể sẽ phải nghỉ việc và trở thành người chăm sóc của bé gái toàn thời gian cho đến khi con tham gia vào cuộc tuyển chọn. Bố mẹ không được để con gái chảy bất kỳ một giọt máu nào từ lúc mới sinh ra, không được có vết sẹo nào và hoàn toàn “tinh khiết”.
Nếu con gái đã trở thành Kumari, cha mẹ sẽ trở thành những “người hầu kumarim”, dành toàn bộ tâm sức vào việc cung phụng Kumarivà phải thực hiện nghi lễ thờ cúng hằng ngày trước "nữ thần sống". Gia đình của Kumari cũng sẽ phải tiếp các vị khách đến thăm và cầu xin phước lành từ Kumari. Ngoài ra, việc học hành, trang điểm, trang phục, chăm sóc cho Kumari đều do gia đình phụ trách.
Nhiều gia đình chấp nhận hy sinh cả bản thân các con gáiđể duy trì, đảm bảo đầy đủ các quy tắc.
Bên cạnh đó, việc có một cô con gái được chọn trở thành Kumari đặt lên vai bậc cha mẹ một gánh nặng tài chính khi chi trả cho những bộ bộ trang phục lễ hội may bằng vải đắt tiền, đồ trang điểm cho Kumari mỗi ngày. Thêm vào đó, trong ngôi nhà nơi Kumari ở, gia đình phải dành riêng một căn phòng làm “phòng thờ” đặt chiếc ngai chạm khắc cầu kỳ của nữ thần để cô tiếp đón các tín đồ. Kumari chỉ có thể ăn một vài loại thực phẩm nhất định. Mọi thứ trong ngôi nhà phải được giữ thanh tịnh, các anh chị em của Kumari cũng không được đến gần, không được chạm vào Kumari, nhường nhịn cô bé và không được mặc đồ da.
Bất chấp những rắc rối trong các quy tắc và gánh nặng tài chính, nhiều gia đình chấp nhận hy sinh nếp sống thường nhật và cả bản thân các cô bé để duy trì, đảm bảo đầy đủ các quy tắc dành cho một "nữ thần sống" trong thế giới hiện đại. Bởi theo quan niệm của người Nepal, đây là một vinh dự to lớn mà không phải ai cũng may mắn có được, đại diện cho những nét phong tục tồn tại ở đất nước này hàng trăm năm nay của đất nước nằm ven dãy Himalaya hùng vĩ này, giá trị văn hóa và tâm linh khó lòng chối bỏ.
Do đó, Ngoài ra, bố mẹ của Kumari cũng phải chuẩn bị những khả năng phục hồi trở lại cuộc sống bình thường sau khi cô bé bị “phế truất” do đến tuổi dậy thì. Kumari nào cũng sẽ phải quay trở về bên gia đình và học cách "tái hòa nhập" cộng đồng, đó mới là lúc bi kịch của những Kumari và gia đình bắt đầu.
Bi kịch bắt đầu khi “nhiệm kỳ” kết thúc
Nhiệm kỳ của một Kumari kết thúc khi cô gái bắt đầu kỳ hành kinh đầu tiên và bước vào giai đoạn dậy thì, có một chiếc răng rụng hoặc bị chảy máu vì bất kỳ lý do gì. Mỗi cựu Kumari được nhận một khoản trợ cấp cao hơn nhiều so với chi phí sinh hoạt ở Nepal khi trở về là một người phàm trần.
Kumari trở về cuộc sống bình thường sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Việc hòa nhập xã hội không hề dễ dàng đối với những cựu Kumari. Họ khó có thể đi lại bình thường do khoảng thời gian dài không được vận động di chuyển và gặp khó khăn trong giao tiếp, ngoài ra việc được cung phụng từ bé khiến những bé gái không thể làm việc gì khác và là một cú sốc tinh thần rất lớn đối với chúng. Do dành khoảng thời gian khá dài sống tách biệt, những Kumari hoàn tục gặp khó khăn khi thích nghi với cuộc sống mới trong gia đình, không có bạn bè và thậm chí bị xa lánh bởi chính anh chị em trong nhà.
Theo quan niệm phổ biến, những cô gái từng làm Kumari sẽ không thể kết hôn vì dân gian Nepal thường lưu truyền một tin đồn vô cùng độc địa đó là nếu người đàn ông nào kết hôn với một cựu “nữ thần sống” thì sẽ bị hộc máu chết chỉ trong vòng 6 tháng. Do vậy, hầu hết các cựu nữ thần phải sống trong cô quạnh thậm chí đến hết cả cuộc đời.
Nhờ đấu tranh nhiều năm, các Kumari được đi học từ năm 2008.
Trước những ảnh hưởng tiêu cực đó, nhiều thành phần xã hội của Nepal đã nhiều lần thỉnh cầu chống lại phong tục này, gọi đó là một hình thức bóc lột, bạo hành trẻ em. Tuy nhiên, năm 2008, Tòa án tối cao Nepal đã gạt bỏ đơn thỉnh cầu với lý do Kumari có ý nghĩa về mặt văn hóa và tôn giáo. Thay vào đó, các bé gái là Kumari tuy không được đến trường nhưng cógiáo viên dạy kèm riêng, đây là một tiến bộ về mặt cải cách giáo dục.
Một số cựu Kumari trở về cuộc sống bình thường và cố gắng tái hòa nhập.
Xã hội đang thay đổi, phụ nữ ngày càng được tôn trọng hơn và hướng tới bình đẳng ở Nepal, do đó, nhiều cựu Kumari vẫn kết hôn như bao người bình thường vì quan niệm cổ hủ phần nào được loại bỏ. Những “nữ thần sống” có thể làm ăn buôn bán, tái hòa nhập cộng đồng và sống như bao nhiêu người bình thường khác. Họ bỏ lại sau lưng quá khứ về một tuổi thơ bị đánh cắp, học cách làm một cá thể trong xã hội khi đã qua độ tuổi sơ sinh. Đến nay, phong tục này tại Nepal vẫn là một đề tài nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị đại tá duy nhất được chọn đặt tên đường khi còn sống, được đưa vào sách giáo khoa ở Việt Nam
Vị tướng duy nhất của QĐND Việt Nam hi sinh ở chiến trường nước ngoài, là Tư lệnh một đời trong sạch
Netizen sốc khi biết lý do rắn độc bị đứt đầu vẫn cắn được chết người, điều mà không phải ai cũng nắm rõ
Vị tướng duy nhất là Tư lệnh 2 Binh chủng hiện đại của QĐND Việt Nam, từng làm cận vệ cho Bác Hồ
Tại sao con rết - 'một trong năm kịch độc' lại sợ một con gà trống? Vì sao gà miễn nhiễm với mọi chất độc?
Con đường có phong thủy đẹp nhất nhì Hà Nội, mang tên nhân vật nổi tiếng 100% người Việt Nam đều biết