12 bí mật gây sửng sốt về cuộc sống hoàng gia châu Âu thời xưa
Vụ án chấn động thời nhà Thanh: 3 lần khám nghiệm vẫn không tìm ra cách thức gây án, pháp quan quyết định cân xương người chết để lật mặt hung thủ / Đang đi câu cá thì bắt phải con "quái vật" lúc nhúc, anh ngư dân vội mang hỏi khắp nơi còn dân mạng đồn đoán đủ thứ
Đi ngược về quá khứ, có nhiều bí mật của hoàng gia còn xa lạ với số đông. Những sự thật dưới đây sẽ khiến nhiều người sửng sốt.
Cách tắm để tránh cảm lạnh
Phụ nữ quý tộc châu Âu thời xưa có cách tắm khá đặc biệt. Hoàng hậu Caroline, vợ của Vua George II (Anh) khi tắm thường mặc bộ trang phục mỏng, quanh bồn tắm được bao phủ bởi một tấm vải lanh. Tấm vải này sẽ tạo hiệu ứng xông hơi và giúp bà không bị cảm lạnh. Sau đó, những người hầu gái sẽ sử dụng vải nỉ, dung dịch xà phòng và sữa ngựa để giúp hoàng hậu tắm. Khi tắm xong, bà khoác lên mình một chiếc váy ngủ bằng nỉ và tới chiếc giường đã được ủ ấm sẵn.
Một số hoàng gia châu Âu thậm chí còn đặt giường ngủ ngay trong phòng tắm để tránh cảm lạnh sau khi tắm.
Cách tắm của hoàng gia cổ xưa có nét giống cách tắm trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc chúng ta thường xem.
Người coi sóc việc đi vệ sinh của vua
Người chăm sóc hệ bài tiết cho hoàng gia được coi là nhân vật quyền lực trong vương triều Tudor (Anh). Họ đảm nhận nhiệm vụ khó khăn là trông nom và chăm sóc đức vua khi ngài đi vệ sinh. Đức vua sẽ chia sẻ những bí mật của mình, thậm chí xin lời khuyên từ những vị cận thần này về sức khỏe hệ bài tiết của mình. Người này cũng nắm rõ tình trạng sức khỏe nói chung của quốc vương.
Chức vụ này có từ thời vua Henry VIII (thế kỷ 16).
Mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe của hoàng gia đều được chăm sóc chu đáo.
Hoàng đế không bao giờ ở một mình trong phòng
Các vị vua và nữ hoàng Anh không bao giờ ở một mình ngay cả trong phòng ngủ riêng của họ, mà luôn có cận thần. Cửa phòng ngủ hầu như không bao giờ được đóng lại. Vị quân vương Anh đầu tiên muốn thiết lập quyền riêng tư trong đời sống vợ chồng là Nữ hoàng Victoria.
Những người hầu gái của Nữ hoàng Elizabeth I đã phải chú ý đến tất cả các chi tiết nhỏ về sức khỏe và khả năng mang thai của bà.
Ngay cả trong phòng ngủ của chính mình, vua và nữ hoàng cũng không có không gian riêng tư. (Ảnh minh họa)
Hoàng hậu "tự cô lập" trước khi sinh con
Hoàng hậu hoặc nữ hoàng là người sinh ra nhân vật kế vị cho hoàng tộc và đất nước. Đó là lý do sức khỏe của họ luôn được chú ý trong các cuộc họp của cận thần hoàng gia.
Quá trình sinh con của quý tộc thời châu Âu xưa cũng vì thế mà có rất nhiều nghi lễ. Ở triều đại Tudor, nữ hoàng, hoàng hậu phải tự cô lập trong phòng ngủ của mình một thời gian trước khi sinh con. Tất cả các cửa sổ trong phòng, trừ một cửa sổ nhỏ, đều được che lại bằng rèm. Những người đàn ông không được phép lui tới căn phòng này cho đến khi hoàng tử/ công chúa được sinh ra.
Chỉ đến khi nữ hoàng/hoàng hậu sinh xong, mọi người mới có thể đến thăm.
Hoàng gia liên tục di chuyển giữa các lâu đài
Vua chúa đương nhiên có nhiều chỗ ở và họ thường di chuyển giữa chúng. Nữ hoàng Elizabeth I (Anh) cùng đoàn tùy tùng thường chuyển chỗ ở vài tuần một lần. Lý do là hệ thống thoát nước thải của cung điện thường xuyên bốc mùi. Bất kể ở cung điện nào cũng có những đoàn tùy tùng sẵn sàng tiếp đón, phục vụ khi họ chuyển đến.
Những dinh thự hoàng gia sẽ là nơi nghỉ dưỡng và làm việc cho quân vương.
Hoàng hậu tương lai được lựa chọn thế nào?
Hôn lễ của hoàng gia châu Âu là sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của cả đất nước. Một số đức vua đính hôn khi còn rất trẻ. Vẻ ngoài của hoàng hậu tương lai rất được coi trọng. Do đó các đức vua thường yêu cầu được xem chân dung các ứng cử viên cho ngôi vị hoàng hậu tương lai.
Hoàng hậu tương lai được lựa chọn qua ảnh chân dung trước khi gặp mặt trực tiếp.
Cách các hoàng hậu chiếm trái tim hoàng đế
Hoàng hậu Catherine, người vợ đầu tiên của Henry VIII nước Anh và hoàng hậu Anne Boleyn - vợ thứ hai của vị vua này, đã nỗ lực dùng phục trang làm đẹp cho mình trong cuộc chiến giành lấy và chiếm giữ trái tim quân vương. Hoàng hậu Catherine thậm chí đã tăng 50% chi tiêu cho những bộ trang phục mới.
Trang phục cũng được giới quý tộc và quan chức triều đình sử dụng để thể hiện mình đang ủng hộ ai trong hoàng gia. Ví dụ, những người theo phe hoàng hậu Catherine sẽ đội mũ trùm đầu kiểu Anh, trong phe ủng hộ hoàng hậu Anne Boleyn lại thích biến thể kiểu Pháp của chiếc mũ này.
Kiểu mũ cũng thể hiện sự ủng hộ dành cho người nào trong hoàng gia.
Cách tạo mùi hương cho trang phục hoàng gia
Vào thời Tudor, giới quý tộc luôn yêu cầu thay khăn trải giường sạch cho mỗi ngày trong tuần. Trang phục hoàng gia được giặt bằng các sản phẩm làm sạch tự nhiên. Để tạo hương thơm, những trang phục này sẽ được phơi khô trên các bụi cây hương thảo và oải hương. Đôi khi chúng được đặt ngay trên bãi cỏ.
Trang phục hoàng gia luôn có một mùi hương rất dễ chịu.
Trang phục phô diễn vẻ đẹp cơ thể
Những bộ trang phục của hoàng gia châu Âu, nhất là của phụ nữ, được quy định quy định rất nghiêm ngặt về độ dài. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh từng đặc biệt yêu cầu giảm độ dài của váy để mọi người có thể chiêm ngưỡng đôi chân nhỏ và chiếc giày đẹp của bà.
Giày trắng của Marie Antoinette - hoàng hậu cuối cùng của nước Pháp.
Kiểu tóc không chỉ để đẹp
Vào thế kỷ 18, hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp tạo nên xu hướng tóc có tên là Poufs. Việc tạo kiểu tóc Poufs rất phức tạp, tóc được trang trí bằng hoa, lông vũ và nhiều đồ trang sức. Mốt tóc này từng bị mọi người chế giễu vì quá kỳ quái, lại rất tốn thời gian tạo kiểu.
Thế nhưng, nó được tạo ra không chỉ vì mục đích làm đẹp. Tóc Poufs giúp phụ nữ thể hiện mối quan hệ của họ trước những sự kiện nhất định mà các chuẩn mực xã hội không cho phép họ nói ra. Hoàng hậu Marie Antoinette tạo ra một kiểu tóc đặc biệt này nhân dịp chồng bà, vua Louis XVI, tiêm phòng bệnh đậu mùa. Vào thời điểm đó, tiêm chủng được coi là điều nguy hiểm. Với kiểu tóc tạo vẻ quyền lực, Marie Antoinette bày tỏ ý kiến cá nhân của mình về việc tiêm chủng. Sau đó, kiểu tóc này của bà trở nên phổ biến, nhiều người dân Pháp đã sẵn sàng tiêm vaccine phòng bệnh.
Kiểu tóc "cồng kềnh" của hoàng hậu Marie Antoinette rất tốn thời gian.
Mũ đội đầu đặc biệt của các công chúa
Hennin là một trong những loại mũ đội đầu phổ biến nhất châu Âu thời trung cổ. Thậm chí ngày nay, nó là một phần trang phục lễ hội bắt buộc của các công chúa. Chúng thường được làm bằng vải lanh và có một lớp phủ bằng lụa.
Chiếc mũ được giữ nguyên trên đầu nhờ được cài cẩn thận vào tóc hoặc những chiếc vòng đặc biệt đeo trên tai. Để giữ mũ khi bị gió mạnh thổi, người ta thiết kế thêm một chiếc vòng đặc biệt gắn vào phần trước.
Chiếc mũ đặc biệt mà những nàng công chúa phải đội trên đầu.
Hoàng gia tạo xu hướng thời trang
Hoàng gia chính là những người tạo xu hướng từ thời cổ đại. Họ đưa ra những ý tưởng thời trang mới và đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt.
Dưới vương triều Tudor, những chiếc váy một mảnh hoàn toàn không tồn tại. Chúng gồm các thành phần riêng biệt như váy lót, áo khoác ngoài, áo nịt ngực, tay áo xếp nếp..., được may lại với nhau hoặc cố định bằng ghim. Đó là lý do phụ nữ quý tộc phải bước đi chậm rãi, phải thanh lịch khi ngồi xuống và tránh mọi cử động mạnh.
Thời trang hoàng gia tạo nên những cơn sốt được nhiều người mê mẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm