Cuộc sống ở bộ lạc "cự tuyệt" với mọi công nghệ hiện đại
Sự thật giật mình quái chiêu chống trộm mộ thời nhà Hán / Lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân Hà chỉ là sai lầm?
Nằm ở cực tây trong những khu rừng trên đảo Java, Indonesia, là bộ lạc Baduy với khoảng 12000 thành viên. Cả cộng đồng gồm khoảng 30 ngôi làng nằm sâu trong những cánh rừng với đời sống hoàn toàn hoang dã.
Như những bộ lạc thời tiền sử, người Baduy chọn cách sống gần các nguồn nước dọc theo sông, suối. Vải vóc do người phụ nữ tự dệt bằng khung cửi thô sơ. Nhờ tách biệt với bên ngoài, trong làng không có rác thải. Mọi đường đi lối nhỏ đều sạch sẽ. Cuộc sống dựa vào tự nhiên nên người dân ở đây hiền hòa. Họ sống nhờ việc hái lượm và trồng trọt.
Dù cuộc sống đã thay đổi nhiều với những công nghệ hiện đại len lỏi vào từng ngôi nhà, mỗi cá nhân, nhưng bộ lạc này vẫn tự hào tuyên bố duy trì lối sống không đổi suốt nhiều thế kỷ. Họ "cự tuyệt" áp dụng công nghệ hiện đại như một nỗ lực bảo vệ nét truyền thống cổ xưa của mình.
Từ lâu, bộc lạc Baduy thuộc dân tộc thiểu số Sunda (không phải người Sudan ở châu Phi) được biết tới với lối sống thuần khiết gắn liền với thiên nhiên. Họ từ chối mọi tiện nghi mà công nghệ mang lại. Điện lưới và giáo dục và hai trong số những rất nhiều điều cấm kỵ.
Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên sự chia rẽ ngay trong bộ lạc, khi nhiều thành viên đến nay muốn từ bỏ lối sống cũ. Bên ngoài vùng nội Baduy, một số người đã có cuộc sống ít bị hạn chế hơn trước. Nhưng tới nay, khu vực này vẫn không đón khách lạ tới thăm. Đối với những thành viên nội Baduy, nếu không tuân thủ đúng các nguyên tắc sẽ bị trục xuất ra vòng ngoài.
Ngày nay, ngày càng nhiều thành viên tộc người Baduy muốn dùng ti vi cũng như các công nghệ tiên tiến, bất chấp truyền thống lâu đời.
Anh Ayah Naldi, một người dân thuộc nội Baduy cho biết "không lo bản sắc văn hóa của mình bị mất đi". Nếu muốn tiếp xúc với những điều hiện đại, anh Ayah cũng như những thành viên khác phải xin tộc trưởng ra ngoài sống. Còn nếu vẫn ở trong làng, mọi nguyên tắc đặt ra từ xa xưa đều phải tuân thủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách