Cuộc sống ở nơi gần một nửa trẻ em không thể sống quá 5 tuổi
Bộ tộc kỳ lạ ở châu Phi: Đàn ông được vỗ béo, vòng bụng càng to càng được tôn trọng / Bộ lạc kỳ lạ, thà chết đói cũng không chịu trồng trọt, không biết tiền là gì
Sâu trong rừng rậm nhiệt đới ở khu vực Tây Phi và Trung Phi, có một bộ tộc đã chung sống với nhau suốt hàng chục thế kỷ qua, họ hầu như chỉ quanh quẩn trong những cánh rừng mà không ra ngoài với thế giới hiện đại.
Khoảng một nửa những đứa trẻ trong bộ lạc Bayaka sống ở Tây Phi và Trung Phi sẽ không sống nổi qua 5 tuổi.Nhiếp ảnh gia Susan Schulman đã có 30 năm sống chung với những người Bayaka và trở thành bác sĩ cho họ, vừa dành một ngày vào tháng 2 vừa qua để trải nghiệm cuộc sống như chính người của bộ tộc.
Cô Susan cho biết: “Bayaka là một trong những tộc người lùn có đời sống săn bắt hái lượm hài hòa với thiên nhiên trong suốt hàng ngàn năm qua. Những người Bayaka sống ở các cánh rừng nằm rải rác trên khắp 9 quốc gia châu Phi, tạo thành một khu vực rộng đến 178 triệu ha”.
Cuộc sống của họ hoàn toàn hòa nhập với tự nhiên. Mỗi buổi sáng trước khi đi săn, những người lớn sẽ làm một buổi lễ để tạ ơn thần linh và cầu xin một ngày đi săn thuận lợi. Những nghi thức truyền thống này đã được truyền nhiều đời từ hàng ngàn năm nay.
Mặc dù những người Bayaka hầu như không liên lạc với thế giới văn minh bên ngoài, nhưng họ vẫn được chính phủ trợ cấp thuốc và các dịch vụ y tế thông qua các bác sĩ như cô Susan trong hàng chục năm qua.
Tuy vậy, lối sống lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người trong bộ tộc, khi các căn bệnh nan y xảy ra, họ sẽ phó thác vào thần linh hơn là tin vào những dịch vụ y tế của nhà nước. Điều này khiến khoảng 50% trẻ em ở đây không thể sống quá 5 tuổi. Nếu đứa trẻ nào may mắn sống lâu hơn, nó cũng sẽ chết trước khi đạt đến độ tuổi 40. Độ tuổi trung bình của cả bộ lạc là 40 tuổi.
Kể về những trải nghiệm của mình khi sống chung với bộ lạc Bayaka, ông Louis Sarno từ New Jersey đã bắt đầu tìm hiểu về người dân của bộ tộc từ những năm 1960, cho biết lối sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên của con người nơi đây tạo nguồn cảm hứng lớn cho ông.
Ông là một giáo viên trung học, thông dịch viên và chuyên viên lưu trữ cho cộng đồng khoảng 600 người Bayaka tại Yandoubé, gần Bayanga thuộc Cộng hòa Trung Phi.
“Chúng ta có thể đi từ sân sau của nhà này sang sân nhà khác để trao đổi những chiến lợi phẩm có được sau một ngày đi săn, để cùng xé thịt con mồi và ngồi lại ăn cùng nhau. Họ thậm chí có một khoảng đất rộng để vui chơi cùng nhau.
Khi mới đến đây, tôi vẫn nghĩ họ là những con người sống đơn giản và lạc hậu. Tuy nhiên, những nét văn hóa truyền thống và những loại nhạc cụ được chế tạo hoàn toàn từ thiên nhiên, khiến tôi phải dành cả cuộc đời của mình ở lại nơi này”, ông cho biết.
Người Bayaka sở hữu một thứ âm nhạc đặc biệt. Họ dùng nó trong mọi sinh hoạt thường ngày của mình, trước khi đi săn họ sẽ cùng ca hát và cầu nguyện với thần rừng Bobee, buổi tối họ quây quần cùng nhau và ca vang bài ca này.
Tuy nhiên, tình trạng săn bắt bừa bãi của các thợ săn từ bộ tộc Bantu sống gần đó đang khiến nguồn thức ăn của người Bayaka bị suy giảm. Những người này còn phá rừng khiến diện tích cây ăn quả cũng bị giảm theo.
Trong lịch sử, tộc Bayaka có mối quan hệ không tốt đẹp với tộc người Bantu. Theo đó, do dáng người nhỏ bé của mình, người Bayaka luôn bị xem thường bởi những người Bantu. Quy mô của bộ tộc Bayaka vì thế cũng bị thu hẹp.
Nhiều trai tráng lớn lên của tộc Bayaka cũng chấp nhận thành kiến và đến những vùng đất của người Bantu để sinh sống và làm việc do điều kiện kinh tế ổn định hơn. Theo thời gian, nhiều người Bayaka cũng rời bỏ bộ tộc mà tìm đến các thành phố để có cơ hội tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách