Cuốn sách cổ ẩn chứa dấu vết về kho báu trong Tử Cấm Thành: Có gì bí ẩn bên trong?
Leo lên cây săn khỉ đầu chó, báo đốm bị đuổi không thương tiếc: Phút cuối ngã ê chề! / Báo đốm một mắt vượt sông săn cá sấu
Những điều mới mẻ từ cuốn sách cổ
Cuốn sách có nội dung là một loạt các câu đố với tựa đề “Mật cung: Như Ý Lâm Lang Đồ” mới đây đã được giới thiệu tại Bảo tàng Hoàng Cung, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về những chuyện xảy ra trong Tử Cấm Thành dưới giai đoạn trị vì của vua Càn Long, hoàng đế nổi tiếng thời nhà Thanh (1644-1911).
Trong một số câu chuyện lịch sử cũng kể rằng có sự xuất hiện của cuốn sách mang tên “Như Ý Lâm Lang Đồ” đã được một họa sĩ tên Chu Bản sống và làm việc trong cung phát hiện tại Tử Cấm Thành vào năm 1766, tức năm Càn Long thứ 31.
Ban đầu vì những nội dung trong cuốn sách này quá khó để hiểu nên nó không còn được người ta để tâm nhiều. Nhưng trong vài năm sau đó, lại xuất hiện tin đồn rằng cuốn “Như Ý Lâm Lang Đồ” này thực sự giúp xác định được vị trí của một kho báu bên trong Tử Cấm Thành, kho báu này đủ lớn để một người có thể đổi đời.
Chu Bản, người phát hiện ra cuốn sách, sau khi nghe tin đồn, cũng đã quyết định đi tìm kho báu, bất chấp rằng có thể sẽ gặp rất nhiều trở ngại và hiểm nguy.
Hơn hai thế kỷ sau, Bảo tàng Hoàng Cung tại Bắc Kinh đã cho độc giả cơ hội được tiếp cận với cuốn sách thông qua việc giới thiệu “Mật Cung: Như Ý Lâm Lang Đồ”. Giờ đây, ai cũng sẽ có cơ hội tìm hiểu, giải mã bí ẩn này thông qua các gợi ý trong cuốn sách cổ này.
Từ Ngạo Lâm , người đang nghiên cứu cuốn sách cho biết ông nhớ rõ lần đầu mình đã thử tìm theo các gợi ý trong sách. "Chúng tôi đã đi bộ rất lâu trong cung và tìm đến một bức tranh. Đó là bức họa được vẽ vào năm Càn Long thứ 36 trong lễ mừng thọ thứ tám mươi của Sùng Khánh Hoàng Thái Hậu ( mẹ vua Càn Long).
Chúng tôi sau đó nghĩ rằng liệu chúng tôi có thể giải mã được những câu hỏi dựa trên bức tranh này", ông Từ nói . Sau đó ông phát hiện ra Chu Bản là một trong ba họa sĩ đã vẽ bức tranh, và dùng chính những nét vẽ trên bức tranh để diễn tả các bí mật trong sách.
Có rất ít tư liệu lịch sử về họa sĩ họ Chu này, khiến cho những ai tò mò càng thêm thích thú và động lực để giải các gợi ý, tìm ra bí mật thật sự. Người ta mới chỉ xác định được rằng có tới hơn 30 nhiệm vụ , tất cả đều gắn bó chặt chẽ với nhau, cần làm từng bước một và các bước đều có liên quan bức tranh này. Tất cả những gì họ biết cũng chỉ dừng lại ở đây.
Bức tranh vẽ quang cảnh lễ mừng thọ 80 tuổi của Sùng Khánh Hoàng Thái Hậu. Ảnh: Chinadaily
Hiệu ứng tích cực từ việc giới thiệu cuốn sách
Vương Trí Vĩ, một trong những người quyết định giới thiệu cuốn sách và cũng là giám đốc bộ phận biên tập lịch sử của bảo tàng nói: "Những ai muốn tìm được đáp án cần phải hiểu cách vẽ bức tranh này. Cũng cần phải hiểu cả những quy tắc khắt khe trong cung đình. Điều đó sẽ khích lệ mọi người tìm hiểu thêm những tư liệu lịch sử về Tử Cấm Thành".
Một ứng dụng được tạo ra để độc giả đọc và giải mã những nghi vấn xuất hiện trong nội dung cuốn sách. Ảnh: Chinadaily
Một ý tưởng từ cuốn "Mật Cung: Như Ý Lâm Lang Đồ” là cho phép độc giả trở thành người chơi để có thể tìm hiểu, giải mã những nội dung của cuốn sách thông qua hình thức trực tuyến.
Độc giả có thể tải một ứng dụng để đọc cuốn sách qua smartphone của mình, ngoài nội dung cuốn sách thì ứng dụng còn cung cấp tư liệu để tìm hiểu về các nhân vật lịch sử trong triều đại nhà Thanh.
Một số gợi ý cũng được đưa ra để trợ giúp những người muốn khám phá các bí mật, đó là họ cần tìm hiểu về đồng tiền được sử dụng trong triều đại nhà Thanh hoặc những trang sách mỏng xếp chồng lên nhau biết đâu lại tạo ra một câu văn ngắn hoặc một manh mối nào đó.
"Có nhiều câu chuyện lịch sử được ẩn dụ trong cuốn sách. Chúng tôi sẽ không nói ra mà hy vọng độc giả có thể tự mình tìm ra những câu chuyện đó thông qua việc đọc nội dung cuốn sách này", ông Vương nói thêm.
Bảo tàng Hoàng Cung đã tiến hành nhiều dự án trong những năm gần đây với hy vọng sẽ thúc đẩy được sự quan tâm của những giới trẻ với Tử Cấm Thành – một di sản vô giá của người Trung Quốc. Sản phẩm của các dự án bao gồm ứng dụng trên điện thoại, các icon lấy cảm hứng từ nhân vật lịch sử và các cuốn lịch được thiết kế đẹp mắt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?