Khám phá

Hai ông hoàng "vong ơn bội nghĩa" khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến hàng ngàn năm của Trung Quốc, Lưu Bang và Chu Nguyên Chương được đánh giá là hai ông hoàng khét tiếng bạo tay trong việc giết hại các khai quốc công thần.

Số phận thật sự của những phi tần, cung nữ bên cạnh hoàng đế / Ai Cập phát hiện khu mộ cổ lớn từ thời vương triều Ptolemy

Lưu Bang giết đại công thần Hàn Tín

Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.

Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũ, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.

Sau những chiến tích vang dội lẫy lừng, Hàn Tín được triều đình sắc phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương.

Còn về phía dân chúng, vào thời đó người ta còn gọi ông là “quốc sĩ vô song”, "công cao vô nhị, lượt bất thế xuất”.... nhưng cũng chính vì uy danh lừng lẫy ấy, nhân vật lịch sử này đã phải nhận kết cục vô cùng bi thảm.

Điều bất hạnh là Hàn Tín không chết vì tuổi già hay bệnh tật mà chết trong tay Lữ Hậu – Hoàng hậu đương triều. Đau đớn hơn, chính Lưu Bang lại ngầm cho phép cho vợ mình làm điều vong ân bội nghĩa đó.

Chân dung Hoàng đế khai quốc Lưu Bang của nhà Hán.

Theo cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên: Vào năm 196 TCN, viên tướng Trần Hy làm phản. Lưu Bang vì nóng giận đã đích thân ra đem binh đi dẹp loạn, cử Lữ hậu và thái tử Lưu Doanh ở lại trấn thủ kinh thành.

Hàn Tín khi đó cáo bệnh không theo, còn cho người mang thư đến chỗ Trần Hy, hẹn sẽ làm nội ứng tại kinh thành. Tuy nhiên sự việc bại lộ, Lữ hậu cùng Tiêu Hà nhân cớ đó tìm cách trừ khử Hàn Tín.

Bà hoàng này đã phao tin biên ải đại thắng, Trần Hy bị diệt, mời quần thần vào cung mở tiệc ăn mừng. Hàn Tín vì chột dạ nên định cáo bệnh, nhưng Lã hậu một mực vời bằng được ông vào triều.

Quả nhiên khi Hàn Tín vừa vào cung đã bị mai phục bắt sống, sau đó bị xử tử ở cung Trường Lạc. Ba đời nhà họ Hàn cũng bị xử tội chu di.

Tuy nhiên, cái chết của Hàn Tín được các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc sau này kết luận rằng, đây là một sự sắp xếp có chủ ý của vợ chồng Lưu Bang – Lữ Trĩ và việc ông bị kết tội câu kết với phản thần Trần Hy làm nội gián thực ra chỉ là sự vu cáo.

 


Một đời anh hùng, phụng sự Lưu Bang, Hàn Tín khó có thể ngờ được rằng ông lại chết trong tay vợ chồng Hán Cao Tổ.

Một đời anh hùng, phụng sự Lưu Bang, Hàn Tín khó có thể ngờ được rằng ông lại chết trong tay vợ chồng Hán Cao Tổ.

Các sử gia cũng nhận định, cái chết oan khuất của Hàn Tín cũng như cái chết của nhiều công thần khai quốc nhà Hán khác như Bành Việt, Anh Bố, Tang Đồ, thậm chí là con rể Trương Ngao... .

Những cái chết này đều có sự khuất tất, do những mưu đồ vu cáo, hãm hại của chính vợ chồng Lưu Bang và các cận thần như Trần Bình, Trương Lương.

Công lao, tài năng của Hàn Tín quá lớn khiến cho Lưu Bang không bao giờ yên tâm và buộc phải tìm cách trừ khử.

Chu Nguyên Chương giết bạn vào sinh ra tử

 

Sau Lưu Bang, Chu Nguyên Chương cũng được đánh giá là một điển hình trong số những Hoàng đế khai quốc giết công thần, dù công trạng của ông đối với xã tắc Minh triều khi đó là không thể phủ nhận.


Hình vẽ chân dung Chu Nguyên Chương - Hoàng đế sáng lập Minh triều khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Hình vẽ chân dung Chu Nguyên Chương - Hoàng đế sáng lập Minh triều khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Trước khi truyền ngôi cho thái tử, Chu Nguyên Chương đã ra tay “dọn đường”, “tắm máu” công thần - những người anh em đã đồng cam cộng khổ với mình như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc...

Trong công cuộc trừ khử công thần này, Chu Nguyên Chương đã gây ra cái chết cho khoảng 45.000 người, từ quan lớn đến quan nhỏ và cả những người có liên lụy dù ít hay nhiều.

Từ hai trường hợp trừ khử công thần chấn động trong lịch sử Trung Hoa này, có thể dễ dàng nhận thấy, những người có công lao quá lớn, danh tiếng quá cao đa phần đều sẽ gặp nguy hiểm.

 


Hình vẽ mô tả cảnh quan quân bị bắt giữ trong cuộc đại thanh trừng công thần của Chu Nguyên Chương.

Hình vẽ mô tả cảnh quan quân bị bắt giữ trong cuộc đại thanh trừng công thần của Chu Nguyên Chương.

Khi Hoàng đế đăng cơ, thù trong giặc ngoài đều được dẹp yên cũng là lúc các ông hoàng tính đến chuyện đề phòng cảnh giác và mối họa sẽ được dịch chuyển sang những công thần có công lớn trong triều.

Họ đều lo sợ rằng một ngày nào đó chính các công thần này sẽ uy hiếp đến ngai vàng của họ hoặc con cháu họ. Để ổn định giang sơn xã tắc, bảo vệ ngôi báu cho bản thân và dòng tộc, các công thần tự nhiên trở thành cái gai trong mắt vua.

Có lẽ đây chính là lí do mà Lưu Bang đã giết Hàn Tín và Chu Nguyên Chương giết Hồ Duy Dung cùng vô số công thần khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm