Khám phá

Đã là đế vương nhất định phải hiểu sử

Quan điểm về lịch sử của Lê Tung là một điều mới mẻ và độc đáo.

Tránh nắng nóng kiểu sư tử châu Phi khiến nhiều người không thể nhịn cười / Ảnh đẹp: Sư tử cái kháng cự sư tử đực

Theo ông đã là bậc đế vương thì nhất định phải biết và hiểu sử, phải hiểu rõ cương vực lãnh thổ của nước nhà, sự hưng vong của các triều đại qua các thời kỳ lịch sử.

Lòng người là biểu hiện của mệnh Trời

Khi nói về Kinh Dương Vương, Lê Tung nhấn mạnh: "... việc Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình tỏ rõ đạo vợ chồng, nắm ngay cái gốc phong hoá, cho nên dân chúng an cư lạc nghiệp". Nói về Lạc Long Quân, Lê Tung nhấn mạnh: "Lạc Long Quân lấy con gái họ Âu Lạc mà có điềm lành sinh trăm người con hưởng nước rất lâu dài".

Nói về sự thất bại của nhà Triệu, Lê Tung khẳng định rằng: "Do Minh Vương yêu chiều Cù Hậu mà gây ra". Nói về sự chấm dứt của nhà Ngô, Lê Tung khẳng định rằng: "đó là vì "cương thường rối loạn", không ký thác được người tốt, bỏ chúa mà tự lập, mất tình anh em...".

Về loạn 12 sứ quân, ông nói rằng: "Thế đạo đến bấy giờ phong tục kiêu bạc quá lắm rồi, vua đã bị hại, tôi đều dửng dưng, tự xưng hùng trưởng với nhau, tiếm nguỵ rối ren". Nói về sự chấm dứt của nhà Đinh, Lê Tung khẳng định: "Lúc suy là do tam cương không chính... bỏ con đích lập con nhỏ, mà ân tình cha con rất trái lìa, lập 5 hoàng hậu ngang nhau, mà tình nghĩa vợ chồng rối loạn, yêu quý tin dùng Đỗ Thích để thành vạ cướp ngôi, giết vua mà đạo vua tôi không còn...".

Khi nói về sự nghiệp vẻ vang của Lê Thái Tổ, Lê Tung khẳng định: "Thế mới biết Đế Vương là nghiệp lớn, cương thường là đạo chính, nhân nghĩa tỏ thì ngôi báu của thiên hạ mới định".

Cái lẽ thứ ba của sự hưng vong mà Lê Tung nêu ra là "mệnh trời". Thực ra thì tất cả các nhà Nho khi giải thích mọi sự biến ở trên đời đều quy về mệnh trời như là cái lý tối cao. Lê Tung không phải là ngoại lệ. Ông khẳng định rằng Đinh Tiên Hoàng thống nhất được đất nước là nhờ "Trời cho người theo", Lý Thái Tổ được nước là do "Ứng mệnh Trời, thuận lòng người, thừa thời mở vận"; Lý Bí thất bại là do "số trời đã định"...

Như vậy cái mệnh trời của Lê Tung gắn liền với lòng người, thống nhất với lòng người. Nói cách khác lòng người là biểu hiện của mệnh trời. Cho nên Lê Tung nhấn mạnh rằng các vua Hùng vỗ yên dân, Triệu Vũ Đế có lòng nhân thương dân. Lý Thánh Tông yêu nhân dân, Lý Nhân Tông tính trời nhân hiếu... Quan điểm của Lê Tung về mệnh trời như vậy đã đẩy cái quan điểm mệnh trời của các nhà Nho đương thời.


Tranh minh họa.

Sách sử phải nêu gương sáng cho đời sau

Một quan điểm mới của Lê Tung trong Việt giám Thông khảo tổng luận đó là quan điểm về chức năng của sử học. Ông quan niệm rằng sách sử phải nêu tấm gương sáng cho đời sau, một khi đã treo lên thì muôn hình tượng đều chiếu thấy, có quan hệ đến đời lớn lắm vậy".

Theo Lê Tung thì tấm gương ấy chủ yếu là cái đạo cương thường. Ông nói: "Bổ giúp đạo cương thường của Trời Đất, tỏ rõ gốc tại đạo của Đế Vương..." để khi đọc nó có thể biết rõ mệnh trời, lòng người", cơ đồ của nước hưng hay phế, khí số phong tục thế nào thịnh thế nào suy, chính sự của các triều đại hay hay dở... và ông cho rằng cái sự lý ngày xưa - đời nay (do sử sách nêu ra, chính là cái học vấn) của đế vương và đã là đế vương thì không thể không nghiên cứu cái học vấn ấy.

Quan điểm về lịch sử của Lê Tung là một điều mới mẻ và độc đáo, bởi lẽ theo Lê Tung: "Đành rằng không phải cứ giỏi sử thì nhất định trở thành Đế vương nhưng đã là bậc đế vương thì nhất định phải biết và hiểu sử, phải hiểu rõ cương vực lãnh thổ của nước nhà, sự hưng vong của các triều đại qua các thời kỳ lịch sử".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm