Dã nhân trong rừng rậm
Ảnh đẹp: Mèo trắng bơi trong nước lũ, tinh tinh mẹ vuốt ve con / Những bí mật về loài linh cẩu: Là động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn nhưng IQ cao hơn cả tinh tinh?
Đười ươi ăn, nghỉ và ngủ trên những chạc cây cổ thụ, lấy những cành cây có lá rộng kết thành ổ để ngủ và trú ẩn dưới những trận mưa rào nhiệt đới. Khi ăn uống, thường chúng không cần xuống mặt đất vì thức ăn của chúng là hoa quả, côn trùng, đọt lá non và nước uống chúng lấy từ những bọng cây quen thuộc.
Đười ươi là những “triết gia” bẩm sinh. Trong khi các loài linh trưởng khác truyền từ cành này sang cành khác vất vả kiếm ăn thì loài dã nhân to lớn và khôn ngoan này ngồi trầm tư một chỗ nào đó, chờ đợi hoa quả hiện ra trước mắt mình một cách kỳ diệu và chỉ việc giơ tay ngắt lấy bỏ vào miệng. Thực ra điều dó chẳng phải phép lạ mà là vì tổ tiên chúng truyền lại kinh nghiệm quan sát thiên nhiên để biết mùa nào thức ấy, đến mùa chuyển nơi ở để có sẵn thức ăn.
Người ta đã làm thí nghiệm và thấy thế này: khi con tinh tinh (chimpanze, còn gọi là khỉ đột) muốn nhét một cái que trong một đống que có kích thước khác nhau vào một cái lỗ, nó lần lượt thử từng que một cho tới khi gặp được một que trùng khít. Đười ười thì khác. Nó quan sát cái lỗ, chăm chú nhìn đống que như để ước lượng và chỉ chọn một lần là tìm ngay ra cái que vừa vặn nhét khít lỗ.
Hầu như cả đời, đười ươi gắn liền với cây cối. Đêm nào chúng cũng vơ cành cây và lá câylàm tổ để ngủ qua đêm với thời gian không đầy 5 phút rồi cuốn quanh mình để ngủ giống như chiếc chăn chùm kín đầu của binh lính khi hành quân.
Khác với tinh tinh (khỉ gorilla và bonobo), đười ươi thường sống đơn lẻ.
Hiếm khi những con đười ươi cái mang theo bầy con, gặp những con đười ươi cái khác lại “chào hỏi” và làm quen, dù trên cùng một cây ăn quả. Những gã đười ươi đực gặp nhau thì lập tức thành thù địch, hò hét om sòm, vang xa đến 2 kilomet cũng nghe rõ. Những con đực khác thấy vậy, chuồn cho nhanh.
Có lần người ta bắt gặp một con đười ươi đực 8 tuổi, sống bám vào mẹ trong suốt bảy năm đầu của cuộc đời mà không chịu sống tự lập, thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ.
Sở dĩ “tuổi thơ”của nó kéo dài như vậy là vì khác với những bạn cùng trang lứa là tinh tinh (khỉ gorilla hoặc bonobo) sống thành nhóm trong bầy đàn, học hỏi lẫn nhau, đười ươi con chỉ có mẹ, vừa là người nuôi dưỡng, vừa là người thầy của mình. Từ năm này qua năm khác, đười ươi mẹ dạy con thuộc lòng đường đi lối lại trong khu rừng, biết vào thời gian nào quả gì chín, mọc ở đâu trong cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh rậm rạp, gặp những nguy hiểm thì đối phó ra sao…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?