Khám phá

Đắc tội với Từ Hy Thái Hậu vị phi tần nhận cái kết thảm

Từ Hy thái hậu được biết đến là một những người phụ nữ quyền lực nhất thời phong kiến. Bà nắm trong tay quyền lực lớn nên có thể dễ dàng "xử lý" những kẻ dám thách thức uy quyền của bà.

Khám phá 'bệnh viện búp bê' có một không hai ở Australia / Khám phá những sự thật thú vị về các con số

Theo sử sách, Trân phi xuất thân từ gia tộc Tha Tha Lạp Thị quyền quý. Sau khi được đưa vào cung, mỹ nhân này được hoàng đế Quang Tự hết mực sủng ái. Theo đó, bà được nhà vua sắc phong từ Trân tần lên làm Trân phi chỉ trong một thời gian ngắn.

Do hết mực yêu quý phi tần thông minh, xinh đẹp này nên hoàng đế Quang Tự từng đưa Trân phi đến thư phòng cùng bàn luận chuyện triều chính.

phan-tham-cua-phi-tan-dac-toi-voi-tu-hy-thai-hau-Hinh-6
Ảnh minh họa.

Đây là điều cấm kỵ thời đó bởi các phi tần trong hậu cung không được phép bàn luận chuyện quốc gia đại sự. Khi Từ Hy thái hậu biết chuyện vô cùng tức giận. Bà cho người phạt đòn Trân phi cũng như giáng xuống làm quý nhân.

Dù hoàng đế Quang Tự khẩn thiết xin Từ Hy thái hậu giảm nhẹ hình phạt cho sủng phi nhưng không có kết quả. Trân phi càng bị Từ Hy thái hậu căm ghét hơn khi mỹ nhân này càng được vua sủng ái thì cũng đồng nghĩa với việc cháu gái bà là Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu bị Quang Tự lạnh nhạt, chán ghét.

Vào năm 1898, hoàng đế Quang Tự phê duyệt cuộc biến pháp Bách nhật duy tân nhằm cải cách tình hình chính trị. Điều này không được Từ Hy thái hậu ủng hộ.

Theo đó, cuộc cải cách chấm dứt sau 103 ngày và hoàng đế Quang Tự bị giam cầm trong Hàm Nguyên điện. Trân phi khi ấy cũng bị Từ Hy thái hậu giam vào lãnh cung trong Tử Cấm Thành suốt 2 năm.

Vào năm Quang Tự thứ 26, liên minh 8 nước tấn công vào Bắc Kinh. Trong tình huống nguy cấp đó, Từ Hy thái hậu vội vã rời Tử Cấm Thành. Trước khi đi, Từ Hy thái hậu sai người xô ngã Trân phi xuống giếng rồi lấy đá lấp lại.

 

Một năm sau, thi thể của Trân phi mới được đưa ra khỏi giếng. Kể từ đó, nơi sủng phi của hoàng đế Quang Tự chết được gọi là giếng Trân phi.

Tuy chỉ là phận nữ nhi, nhưng Từ Hy lại được ví như “phượng hoàng trên đầu thiên tử”.

Thống trị Trung Hoa trong gần nửa thế kỷ, mặc dù không phải hoàng đế, nhưng quyền hành trong suốt ba đời vua đều bị bà thao túng trong tay, vương quan đại thần trong triều thấy thế lại càng thêm khiếp sợ.

Cũng chính bởi quyền uy vượt trên thiên tử, lăng mộ của Từ Hy thái hậu còn lớn hơn lăng tẩm của chồng là vua Hàm Phong và con trai Đồng Trị.

Những vật bồi táng theo bà hoàng này có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị lớn tới không thể ước tính.

 

Cùng với những hành động để lại tiếng xấu ngàn đời, lăng mộ xa xỉ của Từ Hy càng làm cho tên tuổi của bà “lẫy lừng” hậu thế.

Chính sử Thanh triều có ghi, suốt đời Từ Hy thái hậu có thu vui là sưu tập trân kỳ dị bảo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm