Đại gia chi bộn tiền thuê thợ dát vàng làm đẹp nhà vệ sinh, bồn tắm
Ếch phi tiêu vàng 'hạ sát' hàng chục người trong chớp mắt, nọc độc lấy từ đâu? / Lộ “bí kíp vàng” đào tạo Samurai thời xưa
Trung thực, kiên trì: Yêu cầu hàng đầu của người thợ Kiêu Kỵ
Kiêu Kỵ là làng nghề truyền thống duy nhất ở Việt Nam chuyên làm quỳ vàng.
Ngày xưa, để có được một quỳ thành phẩm, người thợphải thực hiệngần 40 công đoạn khác nhau. Hiện, số công đoạn này đã giảm xuống 20 nhưng vẫn yêu cầu người thợ phải rất kỳ công và tỉ mỉ.
Khâu nong trại trong nghề làm quỳ vàng. |
Bà Phạm Thị Ngọc (60 tuổi, thợ làm khâu nong trại ở làng Kiêu Kỵ) cho biết, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại.
‘Làm nong trại, bàn tay thợ phải ít mồ hôi. Nếu người có nhiều mồ hôi tay khi làm phải đeo găng để tránh bị dính lá quỳ’.
Mỗi ngày, bà làm việc từ 10 -12 tiếng với thu nhập trung bình từ 150 - 160 nghìn đồng/ngày.
‘Làm nhiều được nhiều, làm ít được ít, thanh niên tinh mắt, nhanh tay thì sẽ làm được nhiều sản phẩm hơn’, bà Ngọc nói.
‘Làm nghề quỳ vàng phải tin tưởng nhau’, người phụ nữ này khẳng định.
Công việc liên quan đến vàngnêntin tưởng và trung thực là điều cốt lõi giữa người làm và người chủ thuê.
Vụn vàng. |
Người lạ ở địa phương khác đến xin việc ít khi được chủ cơ sở quỳ vàng chấp nhận bởi họ khó kiểm soát việc thất thoát vàng.
Bà Ngọc từng chứng kiến câu chuyện 1 người làm thuê bị đuổi việc vì gian lận.
Theo đó, chủ mộtcơ sở quỳ vàng ở Kiêu Kỵ thuê một người ở địa phương khác đến nhà trông trẻ. Thời gian nhàn rỗi, người giúp việc này cũng tham gia vào khâu nong trại, sản xuất quỳ vàng.
Tuy nhiên người này ham mê lô đề. Chơi lô đề bị nợ tiền,bàtìm cách ăn bớt vàng để trả nợ. Mỗi lần làm việc, nhân lúc chủ không để ý, bà lại bớt các mảnh vàng vụn sau đó gom lại bán ra bên ngoài.
Người chủ cơ sở phát hiện vàng bị hao hụt nhiều hơn so với bình thường nên theo dõi. Khi phát hiện vụ việc, họ đã cho người giúp việc trên nghỉ làm.
Dát vàng cho nhà đại gia
Cả gia đình bà Phạm Thị Ngọc đều tham gia nghềlàm quỳ vàng. Bà và con gái làm khâu nong trại, con trai thì đánh quỳ.
Nghề đánh quỳ là công việc người thợ phải cầm búa đập liên tục xuống để dát mỏng mảnh vàng.
Búa phải gõ đều tay mớitạo được độ nóng khiến vàng chảy vàcó thể dát mỏng.
Thợ đánh quỳ. |
Đây là công việc vất vả nhất trong tất cả các khâu và cho thu nhập cao hơn. Tuy nhiên ngoài yêu cầu chịu khó, có sức khỏe tốt, không phải ai cũng làm được công việc này.
‘Người muốn làm khâu đánh quỳ phải tiến hành làm lễ ở nhà thờ tổ của làng vào 2 ngày trong năm là ngày khai tràng (12/1 âm lịch) và ngày giỗ tổ (17/8 âm lịch).
Theo quan niệm của làng, nếu tổ nghề cho làm nghề, công việc sẽ thuận lợi. Nếu tổ nghề không cho, thợ đánh ra thành phẩm xấu và thường xuyên bị đánh vào tay’, bà Ngọc nói.
Người làm khâu đánh quỳ cũng mất khá nhiều thời gian để học việc. ‘Ngày mới làm, con trai tôithường bị đánh búa vào tay, chảy máu do chưa có kinh nghiệm. Sau này quen, công việc thuận lợi hơn’, bà thông tin thêm.
Ngoài công việc làm quỳ vàng, làng Kiêu Kỵ còn nổi tiếng với nghề dát vàng, sơn son thếp vàng. Thợ của đất Kiêu Kỵ được mời đến các đền chùa, biệt thự, khách sạn… để dát vàng cho các công trình theo yêu cầu của khách.
Anh Lợi (SN 1968, làng Kiêu Kỵ) chia sẻ, thời gian hoàn thiện mỗi công trình kéo dài từ một đến vài tháng do đội thợ (5 hoặc 6 người) thực hiện.
‘Có lần, chúng tôi thực hiện công trình ở một khách sạn tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Đại gia chi rất nhiều cho việc xây khách sạn này. Trong phòng VIP của khách sạn, chậu rửa mặt, vòi hoa sen, bệ toilet… đều được dát vàng.
Lần đó, đội thợ chúng tôi gồm 6 người ăn, ở liên tục 1 tháng trong khách sạn để làm gấp, hoàn thiện công trình theo đúng hạn’, anh nhớ lại.
Đội thợ ở Kiêu Kỵ cũng ấn tượng về lần họ được thuê dát vànglâu đàicủa một đại gia ở Cầu Giấy, Hà Nội.
‘Nội thất, cầu thang, trần nhà, cửa sổ… nhiều chỗ được mạ vàng với số lượng phải tính bằng kg’.
Những ngườithợ đã mất nhiều tháng trời mới hoàn thành công trình này. Được biết, tổng số tiền để hoàn thiện lâu đài lên đến 300 tỷ đồng.
Các sản phẩm được dát vàng. |
Cũng theo anh Lợi, nếu có hợp đồng, các thợ sẽ được điều đi các tỉnh như Đồng Nai, Đắc Lắk, Đà Nẵng… để mạ vàng các công trình.
Thời gian không có hợp đồng ở các tỉnh, họ lại trở về xưởng để làm công việc mạ vàng các sản phẩm do khách gửi đến xưởng.
Mạ vàng có 2 loại là dát vàng thật và dát bằng bột bạc màu vàng (giả vàng).
Khách khó phân biệt dát vàng thật và giả nhưng người thợ chỉ nhìn qua là có thể phân biệt.
‘Vàng thật bóng theo kiểu trầm, không chói sáng như vàng giả. Vàng giả đẹp hơn nhưng theo thời gian màu sẽ bị xỉn, không giữ được màu như ban đầu trong khi đó sản phẩm dát vàng thật sẽ không như vậy’, anh Lợi nói.
Sản phẩm khách đem đến để dát vàng rất đa dạng như hoành phi câu đối, tượng chân dung và các linh vật (thay đổi theo từng năm).
‘Ví dụ năm 2020 là năm chuột, nhiều người chi cả chỉ vàng dát chuột vàng để trong nhà với mục đích trang trí và làm ăn phát tài phát lộc’, anh Lợi nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc