Đại nạn hoành hành 23 'điểm nóng' trên toàn cầu: Tin xấu cho cuối năm 2021
Những thói quen tốt trước khi ngủ nên duy trì để có đời sống đôi lứa hạnh phúc / Nghe hơi sai nhưng vợ chồng vô tư "đánh ủm" trước mặt nhau sẽ có đời sống hôn nhân viên mãn!
Giám đốc điều hành WFP David Beasley cho biết: "Các gia đình dựa vào hỗ trợ nhân đạo để tồn tại đang lâm vào tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc. Khi chúng tôi không thể tiếp cận họ, 'sợi tóc' đó sẽ bị cắt, và hậu quả không có gì ngoài thảm khốc."
Tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, với một báo cáo khác của Liên Hợp Quốc được công bố vào đầu năm 2021 cho thấy: Năm 2020, 155 triệu người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở mức khủng hoảng (tăng 20 triệu so với năm 2019).
Báo cáo mới của FAO và WFP - cảnh báo hơn 41 triệu người trên toàn thế giới hiện có nguy cơ rơi vào nạn đói hoặc các tình trạng tương tự như nạn đói. Trong số đó có 23 'điểm nóng' về đại nạn này. Trường hợp đáng báo động nhất về điểm nóng nạn đói diễn ra tại Ethiopia và Madagascar.
Liên Hợp Quốc dự báo, vào năm 2050 sẽ có thêm hơn 80 triệu người bị đói.
FAO và WFP cảnh báo hơn 41 triệu người trên toàn thế giới hiện có nguy cơ rơi vào nạn đói hoặc các tình trạng tương tự như nạn đói.
Tổng Giám đốc FAO QU Dongyu cho biết: "Phần lớn những người đang ở bên bờ vực này là nông dân. Cho đến nay, hỗ trợ cho nông nghiệp như một phương tiện chính để ngăn chặn nạn đói lan rộng vẫn bị các nhà tài trợ coi thường. Nếu không có những hỗ trợ như vậy cho nông nghiệp, nhu cầu nhân đạo sẽ tiếp tục tăng vọt".
Tình hình ở Ethiopia trở nên tồi tệ hơn do xung đột vũ trang ở khu vực Tigray bắt đầu từ năm 2020, trong khi Madagascar hiện đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm, đe dọa hàng chục nghìn người với tình trạng đói kém trong năm 2021.
Bên cạnh Ethiopia và Madagascar, FAO và WFP liệt kê những điểm nóng còn lại. Nam Sudan, Yemen và Nigeria cũng được coi là cảnh báo đặc biệt cao.
Các điểm nóng khác trong danh sách bao gồm Afghanistan, Angola, Cộng hòa Trung Phi, Trung Sahel, Chad, Colombia, Cộng hòa Dân chủ Congo, El Salvador cùng với Honduras, Guatemala, Haiti, Kenya, Lebanon, Mozambique, Myanmar, Sierra Leone cùng với Liberia, Somalia và Syria.
Trong khi bản chất của cuộc khủng hoảng lương thực ở mỗi quốc gia là khác nhau, thì các nhà nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cho biết các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề đói cấp tính là xung đột, các cú sốc kinh tế (bao gồm cả những nguyên nhân bắt nguồn từ đại dịch Covid-19) và rủi ro thiên tai.
Do tính chất liên tục của những vấn đề này, các quốc gia dễ bị mất an ninh lương thực nhận được nhiều chương trình hỗ trợ lương thực, nhưng Liên Hợp Quốc cho biết viện trợ nhân đạo này thường có nguy cơ bị cắt đứt do xung đột vũ trang, phong tỏa và các trở ngại quan liêu.
Liên Hợp Quốc cho biết, việc viện trợ nhân đạo chỉ giải quyết được bề nổi của vấn đề. Quan trọng nhất là các chính phủ phải hành động quyết liệt để chấm dứt nạn đói, chấm dứt mối lo sợ treo trên đầu của hàng chục triệu người, khiến họ chìm vào vòng xoáy của khủng hoảng lương thực - và nạn đói hoành hành.
14.000 Nhà khoa học "khóc thay Trái Đất"
Trong bối cảnh liên quan, khủng hoảng an ninh lương thực, hạn hán, thiếu nước sạch, bệnh tật... đang là chuỗi các vấn đề toàn cầu mà nhiều nhà khoa học nhận định chúng là một phần hệ quả của biến đổi khí hậu/nóng lên toàn cầu.
Gần 14.000 nhà khoa học ở 34 quốc gia trên toàn thế giới đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo rằng 'các dấu hiệu quan trọng' của Trái Đất đang xấu đi nhanh chóng: Tây Nam Cực, những tảng băng khổng lồ ở Greenland, các rạn san hô nước ấm ở Australia, và rừng mửa nhiệt đới Amazon ở châu Mỹ... Tất cả đều 'mắc bệnh'!
Vào năm 2019, 11.258 nhà khoa học đã công bố một báo cáo trên tạp chí BioScience, cảnh báo thế giới về tình trạng khẩn cấp về khí hậu nghiêm trọng mà chúng ta đang phải đối mặt.
Gần 2 năm sau, mọi thứ đã không quay đầu một cách kỳ diệu.
Không chỉ khủng hoảng an ninh lương thực, con người còn đối mặt với khủng hoảng nước sạch. Ảnh: Vervetimes.com
"Đặc biệt đáng lo ngại là sự gia tăng các thảm họa liên quan đến khí hậu, bao gồm các vụ cháy lớn ở Australia năm 2019-2020 và thực tế là 3 loại khí nhà kính chính - Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4) và Nitrous oxide (N2O) - lập kỷ lục về nồng độ trong khí quyển vào năm 2020 và một lần nữa lập kỷ lục vào năm 2021", Thomas Newsome, nhà sinh thái học của Đại học Sydney (Australia) cho biết.
"Và điều này bất chấp sự thay đổi (giãn cách xã hội) trong đại dịch Covid-19".
Mặc dù người ta biết việc sử dụng tràn lan nhiên liệu hóa thạch đã, đang gây ra tác động xấu như thế nào đến khí hậu Trái đất, nhưng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nhân loại vẫn tiếp tục tăng lên, và kết quả là sự nóng lên toàn cầu gia tăng không thể cứu vãn. Giờ đây, các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta không còn thời gian để lãng phí nữa.
Bởi, hệ quả cuối cùng của nó chính là sự an nguy của con người. Đây là bức tranh đơn giản để hình dung: Nóng lên toàn cầu khiến băng tan gây ra mực nước biển dâng (không chỉ xâm lấn nhà cửa mà còn làm ngập mặn đất canh tác); nóng lên toàn cầu kích hoạt một loạt thời tiết khắc nghiệt (bão lũ, nắng nóng, sóng nhiệt) và hạn hán... Tất cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe và bữa cơm của con người.
Báo cáodự thảo dài 4.000 trang của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho thấy, tùy thuộc vào việc con người xử lý tốt lượng khí thải carbon và nhiệt độ gia tăng như thế nào, mà một đứa trẻ sinh ra ngày nay có thể phải đối mặt với nhiều mối đe dọa sức khỏe liên quan đến khí hậu trước khi bước sang tuổi 30.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách