Khám phá

Đại tướng duy nhất của Việt Nam là người Quảng Trị: Thân thế đáng gờm, là nhà quân sự xuất sắc của QĐVN

Trong sự nghiệp quân sự của mình, vị đại tướng này cho thấy ông là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo xuất sắc, nhà chỉ huy có uy tín lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Con đường có phong thủy đẹp nhất nhì Hà Nội, mang tên nhân vật nổi tiếng 100% người Việt Nam đều biết / Vị tướng duy nhất của QĐND Việt Nam hi sinh ở chiến trường nước ngoài, là Tư lệnh một đời trong sạch

Quảng Trị là vùng đất anh hùng, một thời là chiến trường ác liệt bậc nhất miền Trung Việt Nam. Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều anh hùng, nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Một trong số đó, không thể không kể đến Đại tướng Đoàn Khuê (1923 – 1999). Trong số 16 Đại tướng của QĐND Việt Nam (tính đến hiện tại), ông là vị Đại tướng duy nhất đến từ Quảng Trị.

dai-tuong-doan-khue-3
Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1999). Ảnh tư liệu

Đại tướng Đoàn Khuê có cha là cụ Đoàn Cầu – người chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của làng Gia Đẳng, xã Triệu Lăng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Gia đình vị tướng này có 9 người con thì 6 trong số đó là liệt sĩ, 3 người là sĩ quan cấp cao trong quân đội. Ngoài Đại tướng Đoàn Khuê còn có 2 người em của ông là Trung tướng Đoàn Chương (nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự) và Đại tá Đoàn Thúy. Về sau, mẹ của tướng Khuê – cụ Nguyễn Thị Dương và mẹ kế của ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

dai-tuong-doan-khue-1
Đồng chí Đoàn Khuê (giữa), Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu 5 làm việc với Ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 Gia Lai-Kon Tum ở Đồn 21 dịp Tết Mậu Ngọ 1978. Ảnh tư liệu

Xuất thân từ một gia đình giàu truyền thống nên Đại tướng Đoàn Khuê giác ngộ cách mạng rất sớm. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 16 tuổi, cũng từng bị địch bắt, kết án tù, ngồi nhà giam. Khi còn ở trong nhà lao, Đại tướng Đoàn Khuê là thành viên của tổ chức “Ủy ban vận động cách mạng”. Ông phải làm nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức các cuộc vượt ngục cho những đồng chí cốt cán của Đảng ta.

dai-tuong-doan-khue-7
Đồng chí Đoàn Khuê (bên trái), Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 trong chuyến đi công tác cùng Tổng Bí thư Lê Duẩn ở Đắk Lắk, ngày 10-4-1978. Ảnh tư liệu

Suốt 5 năm bị giam cầm, Đại tướng Đoàn Khuê vẫn giữ vững khí tiết của một người cộng sản, luôn kiên cường, trung thành, không chịu khuất phục. Sau khi thoát được nhà tù, ông về hoạt động cách mạng ở Quảng Bình rồi kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, được cử làm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh.

dai-tuong-doan-khue-6
Đồng chí Đoàn Khuê (giữa), Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 đi kiểm tra xác định đường biên giới, năm 1978. Ảnh tư liệu

Nói đến Đại tướng Đoàn Khuê phải nói đến khoảng thời gina từ 1948 – 1954. Bấy giờ ông là Chính ủy, Bí thư Trung đoàn ủy Trung đoàn 84 và Trung đoàn 108 – đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Liên khu 5 thời kháng chiến chống Pháp. Dưới sự chỉ đạo của tướng Khuê và Bộ chỉ huy Chiến dịch, Ban chỉ huy Trung đoàn, Liên khu 5 đã giành được rất nhiều thắng lợi lớn như: Tiêu diệt đồn Măng Đen, Chư Đrếch…

dai-tuong-doan-khue-4Đại tướng Đoàn Khuê (thứ 3, từ phải qua) thăm bộ đội đảo Cồn Cỏ, ngày 26/1/1995. Ảnh: T.L

Sau này đến thời Kháng chiến chống Mỹ, Khu 5 trở thành nơi “đi đầu diệt Mỹ” với loạt trận đánh, chiến dịch nổi tiếng như: Núi Thành (26/5/1965), Ba Gia (29/5 đến 20/7/1965), Vạn Tường (18/8 đến 19/8/1965), Plei Me (19/10 đến 26/11/1965), Đồng Dương (17/11 đến 18/12/1965), Nông Sơn - Trung Phước (7/1974)…

 

dai-tuong-doan-khue-5Đại tướng Đoàn Khuê với người dân Quảng Trị. Ảnh tư liệu

Đến chiến tranh biên giới Tây Nam, Đại tướng Đoàn Khuê đã cùng BTL Quân khu 5 lãnh đạo, chỉ huy, tăng cường bảo vệ biên giới, đánh đuổi quân Pol Pot. Vị tướng này còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp cách mạng Campuchia củng cố chính quyền, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghĩ Việt – Cam.

dai-tuong-doan-khue-2Đại tướng Đoàn Khuê và phu nhân. Ảnh tư liệu

Thời chiến vẻ vang là vậy, đến thời bình Đại tướng Đoàn Khuê cũng đóng góp không hề nhỏ. Ông là người xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là Quân đội nhân dân cho đất nước. Bấy giờ, tướng Khuê đưa ra nhiều đề xuất giúp oornd idjnh an ninh chính trị. Đặc biệt, ông là người thúc đẩy thành lập Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).

Năm 1974, đồng chí Đoàn Khuê được phong hàm Thiếu tướng. 6 năm sau ông nhận hàm Trung tướng. Đến năm 1984 lên Thượng tướng và năm 1990 là Đại tướng. Ngày nay, nhiều địa phương ở Việt Nam như Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Trị, Kon Tum… chọn đặt tên đường mang tên vị Đại tướng này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm