Khám phá

Dân làng đào giếng thấy dòng nước đen kỳ quái ùn ùn chảy ra, chuyên gia hô vang: A đây rồi

Dân làng và chuyên gia đã tìm thấy thứ gì?

Phát hiện hài cốt chết bất thường bên trong ngôi mộ cổ nghìn năm / Thấy 'đống đất đen' kỳ lạ trong mộ cổ, chuyên gia như bắt được vàng: Không thể tin nổi!

Ở Trung Quốc từ xa xưa có các phong tục mai táng rất phong phú, lý do là bởi người xưa rất chú trọng đến tang lễ. Khi an táng những người thuộc tầng lớp quý tộc, người ta sẽ chọn nhiều đồ dùng có giá trị để đặt vào lăng mộ, đôi khi đó là những bảo vật vô giá của nhân loại.

Một ngày nọ, ở Giang Tô, Trung Quốc, người ta đột nhiên phát hiện dòng nước đen từ một cái giếng. Sau khi chuyên gia khám phá, tất cả đều thốt lên vui sướng: "Cuối cùng cũng tìm thấy rồi".

>> Xem thêm: Khai quật hài cốt há hốc miệng trăm năm chưa phân hủy hết, đội khảo cổ hét lên khiếp đảm: “Người này đã tỉnh dậy trong quan tài!”

Dòng nước đen kỳ quái

Tại một ngôi làng hẻo lánh ở Giang Tô vào những năm 1970, có một người đang đào giếng trong sân nhà để lấy nước. Trong lúc đang đào dở thì anh đã phát hiện ra một điều vô cùng kỳ lạ. Khi cuốc chạm đến độ sâu khoảng 3 mét, một dòng nước đen từ đâu bắt đầu nổi lên.

Dân làng đào giếng thấy dòng nước đen kỳ quái ùn ùn chảy ra, chuyên gia hô vang: A đây rồi - Ảnh 1.

Anh nông dân đào giếng nhiều lần nhưng đều thất bại. Hình ảnh: Kknews

Ban đầu, anh ta nghĩ đây là nước đục ở tầng cạn, nhưng khi tiếp tục đào xuống sâu hơn, anh ta đều "lực bất tòng tâm" vì có một lớp đất cứng đã chặn lại. Anh chàng này thấy lạ, nghĩ phần móng bên dưới cứng quá, định đổi chỗ khác để đào giếng. Song, tất cả đều cho ra kết quả như nhau. Câu chuyện về dòng nước lạ sau đó cũng bị lãng quên.

>> Xem thêm: Khai quật mộ cổ 2.000 năm, choáng ngợp thấy sư tử vàng nặng cả tấn cùng vô số báu vật

Mãi cho đến 20 năm sau, vào những năm 1990, địa phương quyết định quy hoạch lại khu đất. Họ đã thuê một cán bộ khảo sát địa chất chuyên nghiệp đến để kiểm tra. Khi đến nhà người dân đã khoan giếng trước đó thì anh ta thấy trên sân có nhiều hố lớn, nước đen ngòm.

Việc đọng nước này khiến nhân viên khảo sát địa chất cảm thấy rất nghi ngờ và ngay lập tức bắt tay vào điều tra. Sau khi khảo sát kỹ lưỡng, họ phát hiện ra rằng có những phiến đá xanh trong làn nước đen. Các nhân viên khảo sát địa chất đã mời các nhà nghiên cứu khảo cổ học đến để đánh giá.

Dựa trên những dấu hiệu ban đầu, họ kết luận rằng bên dưới rất có thể có một ngôi mộ cổ.

 

Nơi an nghỉ của hậu duệ Tư Mã Ý

Sau quá trình điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng của các nhà khảo cổ học, người ta phát hiện ra ngôi mộ cổ dưới làn nước đen kia thực chất là mộ của con cháu Tư Mã Ý.

>> Xem thêm: Mộ cổ nổ tung, vàng bạc châu báu bất ngờ bắn ra tung tóe khiến ai cũng sốc nặng

Tư Mã Ý là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong thời Tam Quốc, thậm chí ông còn có thể sánh ngang với Gia Cát Lượng. Sau này, con cháu của Tư Mã Ý đã giành lại giang sơn từ nhà Ngụy và thành lập một triều đại Tây Tấn thống nhất.

Các nhà khảo cổ học xác định, ngôi mộ cổ này là nơi an nghỉ của Tư Mã Ý, và tin rằng bên trong sẽ có rất nhiều bảo vật. Sau khi được khai quật cẩn thận, chín ngôi mộ đã được phát hiện.

Các chuyên gia vui mừng khôn xiết.

 

Dân làng đào giếng thấy dòng nước đen kỳ quái ùn ùn chảy ra, chuyên gia hô vang: A đây rồi - Ảnh 2.

Ngôi mộ cổ bên dưới lòng đất. Hình ảnh: Kknews

Năm 280, sau khi Tư Mã Diên, hậu duệ của Tư Mã Ý, lên làm hoàng đế, ông phong Tư Mã Hoàng về tiếp quản ở Giang Tô, Trung Quốc ngày nay.

Năm 296, Tư Mã Hoàng bị bệnh qua đời và được chôn cất cẩn thận. Tuy nhiên, trong sử sách không hề có ghi chép về ngọn núi hay nơi chôn cất ông, vì thế hàng nghìn năm qua người ta vẫn chưa thể tìm thấy lăng mộ của ông khiến nó trở thành một bí ẩn của thời đại.

Tuy nhiên, lần này, người ta đã tình cờ tìm thấy nơi an nghỉ của Tư Mã Hoàng. Theo các chuyên gia, 8 trên 9 mộ ở đây là là mộ cải táng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là 9 ngôi mộ này đều đã bị bọn trộm mộ khai quật nhiều lần cách đây rất lâu.

>> Xem thêm: Kho châu báu kỳ lạ nhất thế giới trong mộ cổ 2.400 năm ở Nga

 

May mắn thay, vẫn còn một số cổ vật chưa bị trộm. Những di tích văn hóa này cung cấp thông tin rất quan trọng cho việc nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ học, mang lại những giá trị nhất định đối với nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử nói chung.

Các chuyên gia có thể sử dụng những di tích văn hóa này để hiểu sâu hơn về thời Tam Quốc và thậm chí cả thời Tây Tấn, từ đó khám phá ra những bí ẩn vẫn bị chôn giấu bấy lâu nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm