Thấy 'đống đất đen' kỳ lạ trong mộ cổ, chuyên gia như bắt được vàng: Không thể tin nổi!
Đào mộ cổ, bắt gặp hài cốt kẹt ở lối đi: Qua ADN, chuyên gia phát hiện bí mật kinh hoàng / Lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt bên trong, người thợ cuối cùng thoát ra thế nào?
Năm 2013 tại một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, người ta bất ngờ đào được một ngôi mộ trên cánh đồng. Người dân trong làng nhận ra đây có thể là di tích quan trọng nên đã liên hệ với Cục Bảo vệ Di tích Văn hóa Thành phố Dương Châu.
Ngay khi các chuyên gia khảo cổ của Cục quản lý di tích văn hóa nghe tin, họ lập tức tổ chức một đội đến đây. Sau khi điều tra kỹ càng, các chuyên gia xác định rằng ở đây có một ngôi mộ cổ.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ngôi mộ cổ này có lịch sử rất lâu đời. Nó từ thời nhà Tùy và đã tồn tại hàng nghìn năm nên có giá trị rất lớn. Diện tích lăng mộ này không lớn lắm, nhưng di vật lịch sử khai quật được trong đó rất phong phú, trong đó có rất nhiều bảo vật quý hiếm.
Vậy, chủ nhân của ngôi mộ là ai? Cho đến khi văn bia của ngôi mộ được tìm ra, người ta mới ngạc nhiên phát hiện ra rằng ngôi mộ nhỏ này hóa ra là lăng mộ của Hoàng đế Dương Quảng (hay còn gọi là Tùy Dạng Đế) của triều đại nhà Tùy. Tin tức này ngay lập tức khiến các chuyên gia vô cùng phấn khích.
Truyền thuyết về Tùy Dạng ĐếSau đó, tại khu vực gần lăng mộ của Hoàng đế Dương Quảng, nhóm khảo cổ tiếp tục phát hiện ra ngôi mộ của Tiêu Hậu. Theo ghi chép lịch sử, Tùy Dạng Đế hết mực yêu thương Tiêu Hậu, khi còn sống họ ở bên nhau, sau khi chết cũng được chôn cất cùng nhau.
Công việc khảo cổ học ở ngôi mộ diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên, khi công việc sắp kết thúc thì một điều bất ngờ đã xảy ra.
Tùy Dạng Đế trên phim ảnh. Hình ảnh: Sohu
Hóa ra khi đang dọn dẹp, một nhà khảo cổ học trẻ tuổi tình cờ phát hiện trên mặt đất một đống đất màu đen. Nhìn từ bên ngoài, thứ này khiến người ta cảm thấy rất khó chịu, thậm chí liên tưởng đến những thứ bẩn thỉu như chất thải.
Vì vậy, nhà khảo cổ học muốn dùng xẻng xúc nó đi để không cản trở tiến trình của công việc khảo cổ. Điều may mắn là các chuyên gia khác đã kịp thời phát hiện và ngăn cản hành vi 'dại dột' của người này.
Qua thực, 'đống đất' màu đen này sau đó đã trở thành di tích văn hóa cũng như bảo vật quý giá nhất của Bảo tàng Dương Châu.
Nếu không có sự ngăn cản kịp thời của chuyên gia khảo cổ lúc đó, có lẽ món bảo vật quốc gia này sẽ không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy mặt trời nữa.
Vậy, rốt cuộc 'đống đất' này là thứ gì?
Báu vật gắn với câu chuyện tình ngàn năm
Ngôi mộ nơi Tùy Dạng Đế và Tiêu Hậu được chôn đã có lịch sử hơn 1000 năm. Trong suốt những năm qua, các bảo vật quý hiếm trong lăng mộ đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất. Theo thời gian, chúng đã dần bị hư hỏng và mất đi màu sắc chân thực.
Khi Tiêu Hậu được chôn cất trong lăng mộ, các vật dụng của bà cũng được an táng theo. Món bảo vật được nhắc đến ở đây chính là chiếc vương miện bằng vàng mà hoàng hậu đã mang lúc sinh thời.
Chiếc vương miện đã mục nát thành bùn dưới sự bào mòn của hàng nghìn năm lịch sử khiến vẻ ngoài của nó nhìn không khác gì một đống đất không có giá trị. Sau đó, các chuyên gia phục dựng di tích văn hóa nổi tiếng ở Thiểm Tây đã tiến hành làm sạch và phục chế lại nó.
Sau khi hoàn tất, ai nấy cũng thốt lên kinh ngạc khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh xảo hoàn chỉnh của vương miện.
Vương miện bằng vàng sau khi được phục chế. Hình ảnh: Sohu
Cả quá trình tu sửa lên đến vài năm. Cuối cùng thì món bảo vật đã có thể được khôi phục lại hình dáng ban đầu.
Theo đánh giá của các chuyên gia, chiếc vương miện của Tiêu Hậu có giá trị vô cùng lớn. Về cơ bản hầu hết chất liệu của nó đều được làm bằng vàng nguyên chất. Bên cạnh đó, trên bề mặt của chiếc vương miện còn được khảm một số lượng lớn ngọc trai quý.
Ngoài tay nghề tinh tế, năng khiếu nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ cao, chiếc vương miện của Tiêu Hậu còn là biểu tượng cho vị thế quyền lực tối cao sau một đất nước. Đồng thời, đây cũng là một món đồ nữ tinh xảo. Từ góc độ xa xỉ của món đồ này, có thể thấy tình yêu của Tùy Dạng Đế dành cho Tiêu Hậu lớn như thế nào. Dù trải qua hàng nghìn năm, hậu thế vẫn có thể cảm nhận được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ