Đàn ông quý tộc triều Thanh đua nhau nuôi móng tay dài: Lý do khiến nhiều người 'té ngửa'
Phía sau quy tắc 'thị tẩm' của dàn cung tần mỹ nữ triều đại nhà Thanh / Thái giám, ngoại thích chuyên quyền phổ biến trong lịch sử Trung Hoa, sao chỉ nhà Thanh không có?
Vì sao đàn ông quý tộc thời xưa thường nuôi móng tay dài?
Nhiều người cho rằng đàn ông thời xưa nuôi móng tay dài là để thể hiện sự "hiếu nghĩa phụ mẫu" không thể tùy ý cắt đứt, tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy.
Quan niệm của người xưa về sự quyền quý, cao sang là con người không phải động chân, động tay vào bất cứ việc gì, tức là mọi việc năng nhọc đều sai khiến người khác làm. Lao động chân tay thời ấy bị coi là công việc thấp kém, cộng với quan niệm của một số nho sĩ cho rằng, thân thể mình là do tạo hoá và cha mẹ ban cho, do vậy phải gìn giữ tất thảy. Chính vì thế, vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, việc nuôi móng tay dài và nhọn còn trở thành biểu tượng của giới văn minh và quý tộc.
Thời xưa, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới được để móng tay dài và họ dùng cách đó như để phân biệt mình với những người dân lao động cấp thấp, đồng thời thể hiện địa vị cao quý của bản thân.
Trong tiểu thuyết Hậu Tây Du Ký ở đời nhà Thanh có một đoạn ghi chép như thế này: Những khuôn mặt trắng bóc như lòng trắng trứng của các tú tài, móng tay dài và nhọn, đầu quấn khăn, mặc quần áo hoa, dáng đi nhẹ như cưỡi cân đẩu vân, đây hẳn là kiểu người văn hay chữ tốt.
Tập tục để móng tay dài như vậy cũng có một số quy tắc nhất định, chẳng hạn như việc móng tay dài quá sẽ khó có thể cầm nắm hoặc làm công việc nặng nhọc, nên thông thường người ta chỉ nuôi móng tay ở bàn tay không thuận, bàn tay còn lại ít nhất cũng phải dùng để cầm cây bút hay để thực hiện một vài sinh hoạt cá nhân.
Bí ẩn quy tắc làm đẹp thời xưa
Son môi bằng bọ: Xem phim cổ trang chúng ta thường thấy phụ nữ xưa hay tô điểm môi bằng cách ngậm nhẹ một miếng giấy đỏ. Đó là mảnh giấy thấm hợp chất màu đỏ được chiết xuất từ bọ cánh cứng, hoa trái có màu đỏ… vào miếng giấy và khi ngậm sắc đỏ sẽ lan từ miếng giấy sang môi, làm đôi môi ửng hồng. Ngoài ra, người xưa còn biết dùng sáp ong trộn với ít hương liệu để làm sáp dưỡng môi chống nứt nẻ mỗi khi đông về.
Bó chân ở Trung Quốc: Tục bó chân ở Trung Quốc gần như đã trở thành một nét truyền thống của phụ nữ đất nước này trong suốt thời phong kiến (từ khoảng thế kỉ X-XX). Bởi theo quan niệm của người xưa, đôi chân bó nhỏ nhắn là biểu hiện của sự cao quý với những cái tên mỹ miều như “gót hoa” hay “gót huệ”.
Để có được đôi “gót sen” hoàn hảo, người mẹ hoặc người bà trong gia đình sẽ bắt đầu bó chân con gái, cháu gái họ khi đứa trẻ 2 – 5 tuổi – khoảng thời gian xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện.
Giầy Poulaine (Ba Lan): Ở thời trung cổ, những người tạo mốt Châu Âu không bận tâm gì đến gót cao mà bị ám ảnh bởi kiểu giầy hẹp có mũi dài và nhọn một cách bất thường được làm bằng da. Để giữ được hình dáng, người ta nhồi rêu khô vào mũi giầy. Sau đó mũi giày được uốn cong lên để đi lại cho dễ. Tuy nhiên giầy poulaines này khi đi không thấy thoải mái, người trung cổ chắc đã phải than phiền vì viêm kẽ ngón cái và quẹo ngón.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách