Khám phá

Dân tộc ít người nhất Việt Nam, nghe tên ít ai biết đến

Dân tộc ít người nhất Việt Nam, chỉ có 376 người (thống kê năm 2009) sống tập trung tại miền núi Nghệ An, có nhiều nét văn hóa truyền thống thú vị.

Vùng đất kỳ lạ trên thế giới, một năm 65 ngày không thấy ánh Mặt trời / Những vụ mất tích bí ẩn ở nơi được mệnh danh 'tam giác quỷ' đáng sợ nhất nước Nga

Đất Nước Việt Nam trải dài hình chữ S có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó, một số dân tộc chiếm dân số đông như dân tộc Kinh, Thái, Mường,… Bên cạnh đó, cũng có những dân tộc có dân số cực ít. Trong đó, chúng ta phải nhắc đến 5 tộc: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo và Si La.

Người Ơ Đu hay còn được gọi là người Tày Hạt (người đói rách) có dân số cực ít là 376 người (theo Tổng cục Thống kê năm 2009. Họ sống lâu đời chủ yếu ở miền núi thuộc tỉnh Nghệ An (vùng thượng lưu sông Cả). Trong đó, đa số mọi người cư trú tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.

dan-toc-it-nguoi-nhat-Viet-Nam-nghe-ten-it-ai-biet-den
Dân tộc Ơ Đu là dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Cũng giống như đa số các dân tộc thiểu số khác, người đứng đầu trong các bản làng là già làng. Đây là người giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định các công việc của bản làng. Trong bản làng bao gồm các dòng họ khác nhau người có quyền quyết định mọi việc trong dòng họ chính là trưởng họ, xã hội của người Ơ Đu là xã hội phụ quyền. Ngoài ra, trong cộng đồng người Ơ Đu không thể không nói đến vai trò vô cùng quan trọng của các thầy mo (một người thầy cúng trong các bản, làng của những dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam).

Người Ơ đu sử dụng nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Hầu hết người Ơ Ðu dùng các tiếng Khơ Mú, Thái làm công cụ giao tiếp hằng ngày và học không có chữ viết riêng.

Tại làng, mọi người sống chủ yếu bằng làm việc đồng áng, nương rẫy và một phần ruộng nước. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi của họ cũng khá phát triển, trong đó chủ yếu chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê. Trâu, bò dùng làm sức kéo, kéo cày, lợn gà sử dụng trong các dịp cưới, nghi lễ tín ngưỡng, cúng ma… Ngoài ra, người Ơ đu còn biết đan lát đồ gia dụng bằng giang, mây, một phần để tự sử dụng và một phần mang đi trao đổi lấy lương thực.

dan-toc-it-nguoi-nhat-Viet-Nam-nghe-ten-it-ai-biet-den
Người Ơ Đu sống bằng nhiều nghề khác nhau.

Dân tộc Ơ Đu có đời sống phong tục tạp quán đa dạng. Trước đây, họ thường ăn xôi đồ, sau này có thêm cơm gạo tẻ. Tuy nhiên, vào những tháng mất mùa, họ phải ăn củ nâu, củ mài, hoặc sắn, ngô thay cơm. Đặc biệt, đa số người Ơ Đu rất thích uống rượu và hút thuốc lào.

 

Ở các bản làng của dân tộc Ơ Đu thuở trước, có thể dễ dàng tìm gặp những ngôi nhà sàn truyền thống được dựng quay đầu vào núi, lợp gianh, vách ván hoặc nứa đan. Thế nhưng, hiện tại, kiểu nhà này đã biến mất và thay thế bằng nhà sàn như người Thái. Người Ơ Đu sống trong gia đình nhỏ, trong hôn nhân có tục ở rể. Lễ vật cưới hỏi phải có thịt chuột sấy khô, cá ướp muối. Sau một thời gian chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình. Người Ơ Đu thờ tổ tiên, cúng bản, cúng mường.

dan-toc-it-nguoi-nhat-Viet-Nam-nghe-ten-it-ai-biet-den
Họ sống ở nhà sàn trong các bản làng nhỏ.

Hiện nay, nam và nữ Ơ Đu đều ăn mặc theo kiểu người Thái, Việt trong vùng. Những bộ trang phục cổ truyền còn rất ít. Họ sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của người Khơ Mú, Thái như: sáo, khèn, chiêng, trống; thuộc các làn điệu dân ca Khơ Mú, Thái, kể chuyện dã sử.

Tuy là dân tộc có số lượng người ít nhất trên đất nước Việt Nam. Thế nhưng, người Ơ Đu vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất riêng mà mỗi dân tộc cần phải có. Điều này cho ta thấy được sự đa dạng văn hóa, phong tục tập quán trên mảnh đất hình chữ S.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm