Khám phá

Đánh bại quân Thục trong trận Di Lăng, vì sao Đông Ngô lại rút quân mà không thừa cơ tiêu diệt luôn Thục Hán?

Đại bại trong trận Di Lăng, Thục Hán tổn thất nặng nề, bản thân Lưu Bị sau đó cũng suy sụp đổ bệnh mà qua đời. Trước tình thế đó, tại sao Đông Ngô không diệt luôn đối thủ.

Nếu Gia Cát Lượng không rời núi, thế chân vạc thời Tam quốc liệu có thể hình thành hay không? / Tào Ngụy có thế lực mạnh nhất Tam Quốc, tại sao Chu Du lại nhất định không theo Tào Tháo?

Năm 221, sau khi Lưu Bị xưng đế ba tháng, để báo thù cho Quan Vũ, nước Thục đem quân tiến đánh Đông Ngô, dự định giành được Đông Ngô chỉ với một trận. Vì thế, hai nước Ngô - Thục nổ ra chiến tranh khốc liệt, cuối cùng Đông Ngô đánh bại nước Thục trong trận Di Lăng, giành được thắng lợi có tính quyết định.

Thất bại ở Di Lăng khiến nguyên khí nước Thục tổn hại nặng nề, hàng vạn quân tinh nhuệ của nước Thục gần như đã tổn thất toàn bộ, hoàng đế Lưu Bị của nước Thục cũng qua đời tại thành Bạch Đế vì suy sụp đổ bệnh, có thể nói nước Thục đã rơi vào cảnh nguy khốn.

Nhưng Đông Ngô đuổi theo một đoạn đã chủ động rút quân, vả lại cuối cùng còn làm hoà với nước Thục. Điều này làm người tâ không khỏi cảm thấy khó hiểu: Đông Ngô giành toàn thắng trong trận Di Lăng, tại sao không thừa cơ tiêu diệt nước Thục?

Trước hết: Tuy rằng nước Thục đại bại trong trận Di Lăng, nhưng sức mạnh vẫn còn đó, phía Đông Ngô cũng tổn thất nặng nề trong chiến tranh, thế nên Đông Ngô muốn thôn tính nước Thục không phải là một chuyện dễ dàng.

Sau khi Lưu Bị tháo chạy tới thành Bạch Đế, các tướng Phan Chương, Từ Thịnh của Đông Ngô đều cho rằng nên thừa thắng xông lên, với ý định mở rộng thành quả chiến đấu.

Nhưng lúc này Lưu Bị thu gom được tàn quân, cùng với quân của Triệu Vân tới chi viện, số lượng lính đóng quân ở Vĩnh An lên tới gần hai vạn, nước Ngô đã mất đi cơ hội đánh chiếm Vĩnh An. Quân chi viện của nước Thục ùn ùn kéo tới không ngớt, nước Ngô đã chẳng còn cơ hội tiêu diệt nước Thục, vậy nên chỉ đành bỏ cuộc.

Đánh bại quân Thục trong trận Di Lăng, vì sao Đông Ngô lại rút quân mà không thừa cơ tiêu diệt luôn Thục Hán? - Ảnh 2.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị và các tướng sĩ trên phim.

Trên thực tế, khi ấy sức mạnh quốc gia của Thục Hán và Đông Ngô xấp xỉ nhau, trước trận Di Lăng, sức mạnh của Thục Hán còn ở trên Đông Ngô, tính khả thi trong việc tiêu diệt Thục Hán của Đông Ngô không cao, nên kết quả cuối cùng chỉ có thể bắt tay giảng hoà.

Thứ hai: Đông Ngô cát cứ Giang Nam, chủ yếu là thuỷ quân, rất giỏi thuỷ chiến, nhưng chiến đấu trên cạn lại vô cùng kém. Địa hình đất Thục hiểm trở, núi non trập trùng, thuỷ quân Đông Ngô không hề có đất dụng võ.

Về phía nước Thục, quân đội của họ chủ yếu là bộ binh, rất giỏi chiến đấu ở vùng núi. Trong trận Di Lăng, trên thực tế Đông Ngô đánh bại được nước Thục có thực lực mạnh hơn, nếu không phải vì Lưu Bị không chịu nghe lời khuyên, ai thắng ai thua còn chưa biết được.

Bởi thế, nếu như quân Ngô tới đất Thục xa lạ đánh với quân Thục trong địa hình hiểm trở, nói không chừng sẽ bị quân Thục bao vây tiêu diệt, cuối cùng toàn quân bị diệt. Ngay cả nước Nguỵ lớn mạnh cũng phải dốc sức ba bò chín trâu mới diệt được Thục, huống chi là Đông Ngô.

Nếu không có Đặng Ngải ra chiêu hiểm chiến đấu trong lòng địch, nước Nguỵ muốn tiêu diệt nước Thục cũng chẳng phải chuyện dễ dàng.

 

Cuối cùng: Khi ấy ba bước Nguỵ - Ngô - Thục ở thế chân vạc, trong số đó nước Nguỵ có sức mạnh lớn nhất, hai nhà Ngô - Thục phải liên thủ mới có thể đối đầu với Nguỵ.

Khi Ngô - Thục giao chiến, nước Nguỵ đang đứng một bên xem kịch, luôn chờ thời cơ đục nước béo cò, kẻ nào dám có chút sơ sảy, rất có thể sẽ phải chịu cảnh mất nước.

Đánh bại quân Thục trong trận Di Lăng, vì sao Đông Ngô lại rút quân mà không thừa cơ tiêu diệt luôn Thục Hán? - Ảnh 4.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.

Tuy nước Ngô có ý định tiêu diệt Thục, nhưng cũng phải cân nhắc toàn diện, càng phải cảnh giác trước nước Nguỵ. Nếu như nước Ngô liều mạng với nước Thục, Tào Nguỵ chắc chắn sẽ thừa nước đục thả câu, đánh úp hậu phương nước Ngô.

Vậy nên Đông Ngô thấy thắng lợi bèn thu tay, dừng truy kích, chủ động rút quân. Tới tháng chín, quả nhiên Tào Nguỵ tấn công nước Ngô, nhưng nhờ Lục Tốn chuẩn bị sẵn từ trước, quân Nguỵ phải quay về tay không.

Khi ấy sức mạnh ba nước đang ở trong trạng thái cân bằng, nên nước nào muốn diệt nước nào cũng đều vô cùng khó khăn. Mãi tới giai đoạn sau của nước Nguỵ, sau một thời gian dài nghỉ ngơi phục hồi thế lực, sức mạnh của Tào Nguỵ tăng vọt, giành được ưu thế có tính áp đảo, trạng thái cân bằng của ba nước mới bị phá vỡ, nước Thục nhỏ yếu nhất trở thành nước đầu tiên bị tiêu diệt. Nước Ngô sau đó cũng đi theo gót nước Thục, chấm dứt thời kỳ Tam quốc, thiên hạ rơi vào tay nhà Tấn của dòng họ Tư Mã.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm