Khám phá

Vua Khang Hy và những sự thật chưa được nhắc đến trong phim

Những câu chuyện trong bộ phim Khang Hy vi hành đã được người dân thêu dệt và truyền tụng mãi về sau như chuyện về chiếc cày.

Vì sao Khang Hi nhẫn tâm hại chết hàng ngàn cung nữ? / Kết hôn vì chính trị, cuối cùng vị hoàng hậu này lại được hoàng đế Khang Hi độc sủng

Tên thật của Hoàng đế Khang Hy (4/5/1654 - 20/12/1722) là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, là con thứ 3 của Hoàng đế Thuận Trị. Vì lên ngôi khi mới lên 8 tuổi nên cần Hoàng đế Khang Hycó 4 đại thần phụ chính là Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp, Át Tất Long và Ngao Bái. Trong số 4 đại thần kể trên, Ngao Bái là người coi thường Khang Hy, chuyên quyền như giết Tổng đốc Sơn Đông là Chu Xương Tô, Tuần phủ Vương Đăng Liên, lập mưu sát hại Sách Ni, Tô Khắc Táp Cáp và Át Tất Long. Những việc làm kể trên của Ngao Bái khiến Khang Hy quyết tâm lập kế trừ bỏ cho dù khi đó ông mới 14 tuổi. Và chỉ sau 2 năm bày trận, Khang Hy đã bắt Ngao Bái khi vào cung yết kiến (năm 1669), chính thức nắm quyền khi mới 16 tuổi.

Khang Hy

Sau khi trừ Ngao Bái, Khang Hy bắt tay dẹp loạn "tam phiên", tức 3 vị vương từng là hàng tướng của nhà Minh. Đó là Bình Tây vương Ngô Tam Quế ở Vân Nam, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ ở Quảng Đông và Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung ở Phúc Kiến. Ngoài ra còn có Trịnh Thành Công ở Đài Loan và Sa Hoàng nước Nga thường xuyên gây chiến ở biên giới. Trước khi Khang Hy cai trị, Trung Quốc chưa từng có thời kỳ nào lãnh thổ lại rộng lớn, thống nhất, đa sắc tộc và được quản lý hiệu quả, lâu dài như vậy.

Sau khi thống nhất Trung Quốc, Khang Hy bắt tay chỉnh đốn bộ máy quan lại, thưởng phạt nghiêm minh, chiêu nạp nhân tài trong toàn quốc và nhiều lần đi tuần thú. Việc tuần thú của Khang Hi đã góp phần ổn định xã hội Giang Nam, thúc đẩy kinh tế nơi đây phát triển. Ngoài ra, Khang Hy còn trọng dụng 2 người ngoại quốc, đó là Johann Adam Schall von Bell, người Đức (tên gọi bằng tiếng Trung Quốc là Thang Nhược Vọng) và Ferdinan Verbiest, nguời Bỉ (tên gọi bằng tiếng Trung Quốc là Nam Hoài Nhân).

Mặc dù đã lập con lớn Dận Nhưng làm Thái tử, nhưng Khang Hy vẫn phế truất vì người này phẩm hạnh kém. Vì qua đời khi chưa lập ai làm thái tử bị bỏ trống, nên nhiều hoàng tử đã tranh giành và trong số này có Hoàng tử thứ 4 Dận Chân, Hoàng tử thứ 8 Dận Tự, Hoàng tử thứ 9 Dận Đường và Hoàng tử thứ 14 Dận Đề. Ngoài 4 Hoàng hậu, Khang Hy còn lập 1.200 phi tần, sinh hạ 24 con trai và 20 con gái. Khang Hy được đánh giá là vị Hoàng đế thông minh, tài hoa, cẩn thận, cần cù, sống giản dị, tính tình khoan hòa, nhưng can đảm và giỏi cầm quân, là người đặt nền móng cho sự hưng thịnh của nhà Thanh.

Một khu lăng mộ mai táng 1 vị hoàng đế, 4 bà hoàng hậu và 48 phi tần và 1 hoàng tử. Hình thức mai táng này chắc có một không hai trong Trung Quốc, đó chính là Cảnh lăng của hoàng đế Khang Hy.

Cảnh lăng của vua Khang Hy

Hoàng đế Khang Hy tại vị 61 năm, sau khi băng hà được mai táng tại Đông lăng nay thuộc huyện Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đông lăng gồm Hiếu lăng của hoàng đế Thuận Trị, Chiêu Tây lăng của Thái hậu Hiếu Trang, Dụ lăng của Càn Long, Định lăng của Hàm Phong, Huệ lăng của Đồng Trị và Cảnh lăng của Khang Hy.

 

Nhìn từ trên cao, toàn cảnh Cảnh lăng hình bán nguyệt, các khu mộ được xếp theo địa vị từ cao đến thấp theo hướng từ trên cao xuống. Nơi cao nhất trong địa cung của Cảnh lăng là phần mộ của hoàng đế Khang Hi, Hiếu Thành hoàng hậu, Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, Hiếu Ý Nhân hoàng hậu, Hiếu Cung Nhân hoàng hậu và Kính Mẫn hoàng quý phi.

Lấy cô ruột làm vợ

Chuyện lùm xùm khiến các sử gia bất bình với Khang Hy chính là việc vị “đại đế” vì tư thù đã ngấm ngầm sai người phóng hỏa, đốt chùa giết chết Công chúa Hòa Thạc. Hòa Thạc vốn là con gái của Hiếu Trang Thái hậu, về danh phận tức là cô ruột của Khang Hy.

Sau khi nhà Thanh dẫn quân vào Trung Nguyên, để lôi kéo Ngô Tam Quế, người được coi là có công lớn giúp quân Mãn Thanh chiếm được Trung Nguyên, Hiếu Trang Thái hậu đã quyết định gả Công chúa Hòa Thạc cho con trai của Ngô Tam Quế là Ngô Ứng Hùng. Mặc dù là cuộc hôn nhân mang tính đãi bôi chính trị, tuy nhiên, cuộc sống giữa công tử họ Ngô và công chúa Mãn Thanh tại kinh thành vẫn có thể nói là hạnh phúc. Hai người còn sinh được một cậu con trai kháu khỉnh.

Tuy nhiên, việc đời thay đổi thất thường khó ai có thể lường trước được. Tới năm Khang Hy thứ 12, tức năm 1673, Ngô Tam Quế từ chỗ là liên minh, phục tùng quay ra làm phản. Khang Hy ngay lập tức cho bắt Ngô Ứng Hùng và con trai giam vào ngục làm con tin. Trong thời gian đầu khởi binh chống Thanh, thế lực của Ngô Tam Quế khá mạnh, có những lúc chiếm gần một nửa lãnh thổ Trung Quốc lúc bấy giờ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm