Danh mộc quý giá chỉ Việt Nam sở hữu: Thuộc sách đỏ, thế giới cấm khai thác, được bảo vệ nghiêm ngặt
Gốc cây chứa lượng nước lớn nhất thế giới: lắp một vòi nước trên thân cây, đủ cho một gia đình bốn người uống trong nửa năm / Người đàn ông phát hiện ‘kho báu quý giá’ 1000 năm tuổi dưới gốc cây, được dùng trong nghi lễ cổ xưa
Danh mộc quý giá chỉ Việt Nam sở hữu
Ở Vườn quốc gia Hoàng Liên trên dãy Hoàng Liên của Việt Nam có một loại cây được mệnh danh là danh mộc quý hiếm hàng đầu nước ta. Nó chính là Vân sam Fansipan, giống cây đặc hữu của Việt Nam. Tên khoa học của giống cây này là Abies delavayi subsp. Fansipanensis, thuộc họ Thông.
Vân sam Fansipan không chỉ quý hiếm mà còn vô cùng độc đáo. Cả thế giới loài này chỉ tồn tại ở Việt Nam. Nó được xếp vào nhóm IA (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), đánh giá là cực kỳ nguy cấp (CR) trong sách đỏ thế giới IUCN. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam năm 2014 đã công nhận quần thể vân sam Fansipan trong Vườn quốc gia Hoàng Liên là Cây Di sản Việt Nam. Trước đó, năm 1996, vân sam Fansipan đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, cũng xếp hạng nhóm IA.
Không phải ngẫu nhiên mà vân sam Fansipan lại được xem trọng như vậy. Khảo sát cho thấy, từ năm 1962 đến nay loài này chỉ phân bố ở ven đỉnh núi Fansipan Sa Pa, ở độ cao khoảng 2600 – 2800 mét. Càng ngày, quần thể vân sam Fansipan càng rơi vào nguy cơ suy thoái, thu hẹp diện tích. Lý do là do biến đổi khí hậu, môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, vân sam Fansipan còn gần như không tái sinh trong tự nhiên.
Để bảo vệ vân sam Fansipan, cơ quan chức năng đã gấp rút có những biện pháp trông coi, chăm sóc. Nắm bắt được tâm lý của người chơi cây cảnh muốn săn lùng loài cây này, Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên thường xuyên túc trực trông coi, quản lý tránh để kẻ xấu chặt cành mang đi bán. Ngoài ra, ở 2 chốt bảo vệ rừng tại điểm cao 2200 – 2600 mét luôn có người thường trực tuần tra, giám sát. Lực lượng không chỉ có kiểm lâm, tổ bảo vệ rừng các thôn ở xã Hoàng Liên (Sa Pa) mà còn có cả dân quân.
Để có thể đi vào chốt bảo vệ, phải mất nửa ngày đi bộ băng rừng, vượt suối. Không những thế, nhiệt độ khu vực này còn rất khắc nghiệt, thường xuyên xuống mức 2 – 4 độ C, không có điện, nước…
Câu chuyện tái sinh vân sam Fansipan vẫn luôn gây đau đầu cho giới nghiên cứu Việt Nam. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, may mắn là cán bộ của Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã nhân giống thành công chúng, với tỷ lệ nảy mầm đạt 50 – 60%. Những cây thử nghiệm đang được trồng trong khuôn viên vườn cùng một số điểm của các trạm kiểm lâm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất