Danh tính người Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh chân dung: Không phải vua chúa hay hoàng tộc!
Vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa: Nạn nhân vụ tạt axit đầu tiên ở Việt Nam, ngoại hình gây ám ảnh / Khám phá con sông ngắn nhất Việt Nam, là thủy phận của loài ‘quái ngư’ quý hiếm trên thế giới
Theo ghi chép của tài liệu lịch sử, 3 người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử được chụp ảnh chân dung là: Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản
Theo đó, vào năm 1863, dưới thời vua Tự Đức, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản được cử lần lượt làm chánh sứ, phó sứ, bồi sứ sang Pháp. Đây cũng là dịp mà ba ngài được chụp ảnh chân dung ở Pháp. Ảnh của ba vị được đăng trên Tập san Đô thành Hiếu cổ ở Huế vào năm 1926 . Điều này cũng khiến đây là 3 người Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh chân dung.
Ảnh minh họa
Với kỹ thuật in tráng thời đó, những bức ảnh chân dung này không được rõ nét. Đáng nói, ngoài ảnh chụp của vị trên thì không ai nhìn thấy ảnh chụp riêng của các thành viên khác trong sứ bộ. Chỉ mới gần đây, Thư viện quốc gia Pháp (BNF)mới công bố gần 70 bức ảnh chân dung của nhiều thành viên trong đoàn sứ bộ Việt Nam tại Pháp năm 1863. Loạt ảnh này đã được thực hiện bởi 1 nhà nhiếp ảnh thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris thực hiện là Jacques-Philippe Potteau (1807-1876) . Có thể nói, sứ bộ Việt Nam tại Pháp năm 1863 là những người Việt đầu tiên được chụp ảnh chân dung cá nhân.
Trong đó, Phan Thanh Giản (1796-1867), xuất thân trong một gia đình khó khăn ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long thuộc vùng Tây Nam Bộ ngày nay. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ vào năm 1826 và là vị tiến sĩ khai khoa của đất Nam Bộ.
Cũng theo Đại Nam thực lục, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn cũng như chế độ phong kiến Việt Nam đầu tiên được chụp ảnh chân dung là vua Đồng Khánh (ông chụp ảnh chân dung vào năm 1886).
Phó sứ Phạm Phú Thứ, Tham tri bộ Lại, tòng nhị phẩm.
Bồi sứ Ngụy Khắc Đản, Án sát sứ, chánh tứ phẩm (chú thích ảnh là tòng tam phẩm).
Người Việt đầu tiên sang phương Tây học kỹ thuật chụp ảnh là Trương Văn Sán. Sau khi về nước vào năm 1878, ông đã được vua Tự Đức cho xây dựng cửa hiệu chụp ảnh ở thành phố Huế.
Ở Hà Nội, Đặng Huy Trứ là người mở hiệu ảnh đầu tiên ở Hà Nội (vào năm 1869). Theo đó, cụ Đặng Huy Trứ đã có thời gian sang Trung Quốc học hỏi và về Việt Nam mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường ở Hà Nội. Ông cũng được suy tôn là ông tổ của nghề nhiếp ảnh ở nước ta.
Đặng Huy Trứ (1825-1874) có quê quán ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Là đại quan triều Nguyễn, ông từng đề xuất nhiều cải cách trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, phần lớn những chủ trương của ông không được triều đình chấp nhận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Cuộc săn kịch tính, sư tử đối đầu trâu rừng dưới sông
CLIP: Đại bàng nhận cái kết đắng khi săn nhầm dê núi dũng mãnh
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt giành quyền giao phối của heo rừng, cái kết đầy kịch tính