Khám phá

Dù có thể đạp gió cưỡi mây nhưng tại sao Tôn Ngộ Không chỉ đi bộ lúc thỉnh kinh

DNVN - Được Bồ Đề Tổ Sư truyền thụ phép cân đẩu vân, Tôn Ngộ Không có thể nhanh chóng cưỡi mây đi đến bất kỳ đâu. Tuy nhiên, khi đi cùng Đường Tăng thỉnh kinh, Tề Thiên Đại Thánh lại chọn cách đi bộ.

Tây Du Ký: Giải mã lý do khiến Sa Tăng là người ít nói nhất trong 4 thầy trò Đường Tăng / Trong 5 quái vật mạnh nhất Tây Du Ký: Đại bàng tinh chỉ có thể xếp thứ 4, người đứng đầu có thể 'xử đẹp' Ngộ Không chỉ sau phút mốt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong "Tây Du Ký", ngoài 72 phép thần thông biến hóa tài giỏi, Tôn Ngộ Không còn được học phép cân đẩu vân, với một bước nhảy có thể bay đến Linh Sơn trong tích tắc. Sau khi học xong, Ngộ Không đã nhiều lần sử dụng phép thuật để thể hiện sức mạnh, thậm chí gây ra cuộc náo loạn Thiên Đình và bị trừng phạt.

Tuy nhiên, suốt 14 năm theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, trải qua 81 kiếp nạn, Tôn Ngộ Không hầu như không dùng đến cân đẩu vân mà cùng sư phụ đi bộ trên quãng đường dài.

Theo truyền thuyết, Đường Tăng vốn là đệ tử Phật, vì phạm sai lầm nên bị đày xuống trần gian, trải qua 10 kiếp nạn mới được phép trở về Linh Sơn. Để đạt đến cõi Phật, một người như Đường Tăng phải trải qua quá trình tu luyện gian khổ, thoát khỏi những ràng buộc của thế gian.

Đường Tăng cần tu tập để thanh lọc bản thân, vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống trần tục. Một trong những điều kiện tiên quyết để đạt chính quả là phải đối diện và chịu đựng những khổ đau của nhân gian. Khi vượt qua tất cả, ông mới có thể được công nhận.

 

Còn với Tôn Ngộ Không, một nhân vật có sức mạnh phi thường và nhiều phép thuật, ông cần kiềm chế tâm ma và thực hành từ bi, hỷ xả. Như câu nói “Nếu mọi thứ dễ dàng đạt được, chúng sẽ trở nên vô nghĩa", Tôn Ngộ Không phải trải qua thử thách để tu thành chính quả.

Cả bốn thầy trò Đường Tăng đều phải đối diện với đủ 81 kiếp nạn mới có thể hoàn thành sứ mệnh thỉnh kinh. Dù Tôn Ngộ Không tài giỏi đến đâu, ông cũng phải chịu những thử thách tương tự như Đường Tăng để được công nhận.

Ngoài ra, mục tiêu chính của Đường Tăng là truyền bá Phật pháp. Vì vậy, họ phải từng bước vượt qua gian khổ, trải qua 81 kiếp nạn để có thể mang về được chân kinh.

1
Trúc Lam (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm