Danh tính nữ doanh nhân giàu thứ 2 thời xưa ở Việt Nam, được chúa Trịnh phong ‘Phú gia địch quốc’
Tầm nhìn công nghệ - Doanh nhân không ngoài cuộc / Sinh viên nghe doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm làm giàu
Ảnh minh họa
Người phụ nữ giàu có nhất nhì Việt Nam xưa được chúa Trịnh sắc phong danh hiệu từng sở hữu khối tài sản khủng: nghìn mẫu ruộng, tiền vạn xâu, lúa thóc, gia súc nhiều vô kể. Bà cũng rất tích cực làm từ thiện và giúp đỡ người nghèo đói.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều người giàu có nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ. Trong đó, người giàu thứ 2 được ví như “Phú gia địch quốc” được nhắc đến trong những câu thơ:“Thứ nhất cô Đỏ Thanh Hoa/Thứ nhì Bổi Lạng/Thứ ba Thạch Sùng"đó chính là nữ doanh nhân Bổi Lạng.
Một trong những dấu tích về nữ doanh nhân tài ba, giàu có, chăm làm việc thiện là lăng mộ của bà ở cánh đồng Vông, thôn Đông Phong (xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương). Theo dấu tích được ghi lại thì bà Bổi Lạng sinh giữa thế kỷ XVII, tại làng Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng (nay là xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ). Thuở nhỏ bà có tên là Thuyết, khi trưởng thành đổi tên là Trị. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, bố mất sớm phải tự lập kiếm sống.
Xung quanh về cuộc đời bà Bổi Lạng có nhiều câu chuyện ly kỳ mà đến nay người dân ở Bình Lãng vẫn kể cho nhau nghe. Theo đó, thuở hàn vi, bà thường ra sông mò hến bán. Một buổi chiều, trong lúc mò hến, bà tìm được rất nhiều vàng bạc, châu báu. Bà mang về nhà lấy vốn làm ăn.
Bà Bổi Lạng chọn nghề buôn bán lúa gạo và chăn nuôi gia súc để lập nghiệp. Với sự cần cù, chăm chỉ và kinh doanh giỏi, bà Bổi Lạng nhanh chóng trở nên giàu có. Bà sở hữu hàng nghìn mẫu ruộng, hàng vạn xâu tiền, thóc lúa và gia súc nhiều vô kể.
Không chỉ giàu có, bà Bổi Lạng còn là người có lòng nhân đức, bà thường bỏ tiền túi ra giúp đỡ dân nghèo, mở đường, xây cầu đá cho người dân xung quanh. Những năm mất mùa, thóc gạo đắt như vàng bạc nhưng bà đã quyết bán gia sản lấy tiền trợ cấp cho người nghèo. Tiếng lành về vị doanh nhân giàu có mà thương người này đã đồn đến tai chúa Trịnh Sâm. Để chứng thực, chúa Trịnh Sâm cùng quân lính đã đến tận nơi. Đến nơi, bà Bổi Lạng xin phép vua khao quân sĩ 3 ngày để tỏ lòng biết ơn. Được chúa đồng ý, bà liền sai gia nhân làm trên trăm mâm cỗ thịnh soạn và dặn trước, quan quân ăn xong không phải rửa bát đĩa, có thể đập mua vui. Suốt 3 ngày tiệc tùng linh đình như thế, nhà chúa bái phục phong cho bà “Phú gia địch quốc” (người giàu có nhất thiên hạ) hay “Thạc nhân” (người đàn bà vĩ đại).
Từ “Thạc nhân” đến nay vẫn khắc trên bia mộ của bà. Dù thời gian trôi qua đã lâu, đến nay lăng mộ của bà Bổi Lạng đã xuống cấp rất nhiều như bị vỡ, lún sâu.
Những năm trước, kẻ trộm còn tưởng dưới lăng của bà giấu vàng bạc, châu báu nên cũng tìm cách đào ruỗng chân, làm lăng sụt lún. Sau này dòng họ phải sửa sang lại.
Năm 2016, di tích lăng bà Bổi Lạng đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Di tích có giá trị cả về kiến trúc, lịch sử nên rất cần được nghiên cứu kỹ và trùng tu, tôn tạo kịp thời. Câu chuyện về bà Bổi Lạng là một minh chứng cho nghị lực phi thường, và tài kinh doanh xuất sắc của người phụ nữ Việt Nam. Bà là tấm gương sáng về lòng nhân ái, và tinh thần giúp đỡ người nghèo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán