Khám phá

Danh tính vị tướng 70 tuổi vẫn khiến quân giặc ‘bạt vía kinh hồn’, là khai quốc công thần nhà Lê

Ông từng làm quan trụ cột qua 4 đời vua Lê góp công lớn trong việc giúp giang sơn thịnh trị. Con cháu 7 đời của ông đều giữ chức quan quan trọng trong triều đình. Tên của ông được đặt cho 1 con đường ở thủ đô Hà Nội ngày nay.

Tìm thấy loài cây 'quen thuộc' được dùng để xây dựng Vạn Lý Trường Thành / Choáng váng khi quy đổi tài sản của Hòa Thân ra tiền hiện đại: Lọt top 3 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Forbes xếp hạng

Đinh Liệt (1400-1471) là một trong những danh tướng công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Ông là người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, là em ruột của danh tướng Đinh Lễ, cháu gọi vua Lê Thái Tổ bằng cậu. Theo Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình thì Đinh Liệt là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn - con trai của vua Đinh Tiên Hoàng.

208595267_4095973977117283_191018564428272381_n

Ảnh minh họa.

Ngay từ nhỏ ông đã có chí lớn, căm thù giặc Minh xâm lược. Năm 1416, khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Đinh Liệt cùng anh trai là Đinh Lễ, Đinh Bồ đã hăng hái tham gia. Đinh Liệt là 1 trong 18 người tham gia hội thề Lũng Nhai, trụ cột của nghĩa quân Lam Sơn. Ròng rã 10 năm theo nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống quân Minh, ông đã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối của mình với Bình Định vương Lê Lợi, gian nan không ngại trí, thất bại chẳng sờn lòng, càng chiến đấu, tài năng quân sự của ông càng nảy nở. Ông nổi bật lên bởi hai trận đánh lớn là trận Khả Lưu và trận Chi Lăng - Xương Giang.

Trận Khả Lưu diễn ra vào cuối năm 1424, khi quân Lam Sơn chiếm được châu Trà Lân và chuẩn bị vây đánh thành Nghệ An thì bị quân Minh bất ngờ kéo đến phản công. Lê Lợi sai tướng Đinh Lễ dẫn quân đến mai phục trước ở vùng đất hiểm tại Khả Lưu. Đinh Liệt được lệnh đem hơn một ngàn quân, bí mật luồn xuống phía Đỗ Gia (nay là đất Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) để từ đó mà vòng lên đánh tập hậu, hỗ trợ cho Đinh Lễ. Quả nhiên, giặc bị sa vào ổ mai phục của Đinh Lễ, chưa biết xoay xở thế nào thì bị quân của tướng Đinh Liệt đánh ồ ạt từ phía sau lên, giặc Minh đại bại.

Đinh Liet

Ảnh minh họa.

Sau đó Đinh Liệt lập công lớn khi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh chiếm Tùng Lĩnh, Linh Cảm rồi chiếm toàn châu Trà Lân (thuộc Nghệ An). Đinh Liệt dẫn quân tiến đánh Nghệ An, quân Minh thua trận phải rút vào thành cố thủ.

 

Cuối năm 1427, được tin Liễu Thăng cùng nhiều tướng giỏi của nhà Minh cầm đầu viện binh hùng hậu gồm 10 vạn tên sang tiếp viện cho Vương Thông, đang bị quân ta vây chặt ở Đông Quan. Quân Lam Sơn quyết định đánh trận quyết chiến với giặc tại hai địa điểm quan trọng nhất là Chi Lăng và Xương Giang. Lê lợi đã cử các tướng Đinh Liệt, Lê Sát, Lê Vấn, Lưu Nhân Trú đem 1 vạn quân lên bí mật ém quân mai phục địch ở vùng Chi Lăng hiểm trở thuộc Lạng Sơn để trực tiếp đánh những trận đầu tiên với đạo viện binh của giặc.

Đội quân do Đinh Liệt chỉ huy đã có công lớn trong trận tập kích tại núi Mã Yên, chém chết Liễu Thăng ngay tại trận. Thắng lợi vang dội của trận tập kích này đã khích lệ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ Lam Sơn, tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn cho những trận đánh quan trọng sau đó.

avatar1616929300669-16169293006721934987857

Ảnh minh họa.

Sau khi giành được chiến thắng lớn và giải phóng nước nhà khỏi ách Minh, Đinh Liệt được phong làm Thứ thủ (Phó chỉ huy) đội quân tinh nhuệ Thiết Đột, ông được xếp vào hạng cao nhất trong số các Khai quốc công thần từng có mặt từ Hội thề Lũng Nhai. Một năm sau (1429), khi khắc biển công thần, ông được phong làm Đình Thượng hầu. Năm 1442, ông được gia hàm Nhập nội Tư mã, được tham dự triều chính.

 

Ông làm quan trụ cột qua bốn đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông. Ông có nhiều công lao trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Ông cũng là người có uy tín trong triều chính và được các vua tin tưởng giao phó nhiều việc quan trọng.

Năm 1444 dưới thời vua Lê Nhân Tông, ông bị vu oan, Thái hậu Nguyễn Thị Anh lúc này đang nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm, suốt 4 năm sau mới được thả ra. Năm 1454, ông được phong hàm Thái bảo. Năm 1459, Lạng Sơn vương Nghi Dân đang đêm cho quân bắc thang vào thành hại chết vua Lê Nhân Tông rồi tự lên ngôi vua.

1

Khu di tích Sáo Thần,Thái Bình nơi có Đền thờ Tam quốc công Đinh Liệt, Đinh Lễ, Đinh Bồ.

Năm 1460, Lê Niệm lật đổ Nghi Dân, rồi đưa hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thành Tông. Năm 1470, khi quân Chiêm Thành xâm lược Đại Việt, Đinh Liệt khi ấy dù đã 70 tuổi nhưng vẫn dẫn quân đi chiến đấu và giành được chiến thắng.

 

Năm 1471, Đinh Liệt thắng trận về đến nhà thì bệnh nặng và mất, được truy phong là Trung Mục vương. Vua Lê Thánh Tông cũng ban tặng cho ông 8 chữ vàng: “Tứ đại kỳ công, vĩnh thùy bất hủ.”

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm