Danh tướng nhiều công trạng chết oan nghiệt nhất lịch sử Trung Quốc
Giải mã khả năng độc đấu của mãnh tướng bất khả chiến bại Mã Siêu / Lời tiên tri của thầy tướng số khiến Càn Long vội vã thoái vị
Viên Sùng Hoán được đánh giá là một trong những danh tướng nổi bật nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận không ít các tướng lĩnh và các quân sư thống lĩnh quân đội chiến đấu chống kẻ thù trên chiến trường. Mặc dù họ đều đã qua đời từ lâu, nhưng công sức, sự trung thành và lòng nhiệt huyết của họ vẫn được người đời sau ở Trung Quốc ghi nhớ và nhắc đến mãi. |
Viên Sùng Hoán vốn không phải là tướng mà là quan văn. Nhưng trong bối cảnh triều đình nhà Minh phải gồng mình chống lại sự bành trướng của người Mãn ở phương bắc, ông nổi lên thành vị tướng sáng giá nhất, đích thân ra trận dẹp giặc.
Trở thành tướng ra trận bất dắc dĩ
Vào cuối triều đại nhà Minh, bộ tộc người Nữ Chân (người Mãn) do thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích lãnh đạo thống nhất, hình thành nhà Hậu Kim. Điều này khiến bờ cõi nhà Minh ngày đêm khói lửa, chiến trận đẫm máu.
Năm 1622, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn đại quân đánh thành Quảng Ninh (thành phố Bắc Trấn, tỉnh Liêu Ninh ngày nay). Quân trấn giữ thành đại bại, tướng giữ thành Vương Hoá Chinh bỏ chạy tìm đường sống.
Trước thế lực nhà Kim quá mạnh. các quan lại đều bó tay không có kế sách gì. Cũng có người đưa ra kế thoả hiệp, nhượng bộ nhà Kim, bỏ một vùng biên cương rộng lớn để mong khôi phục hòa bình.
Viên Sùng Hoán khi đó là Phương tu chủ sự ở bộ Binh, đích thân cưỡi ngựa ra biên ải tìm kế sách đối phó. Khi trở về, ông đến gặp hoàng đế Minh Hy Tông, nói rằng mình sẽ chặn đứng đà tiến quân của nhà Hậu Kim. "Nếu như cấp cho thần đầy đủ lương thực, binh mã, một mình thần cũng có thể bảo vệ được vùng đất Liêu Đông".
Có mặt tại phòng tuyến Sơn Hải quan ở Liêu Ninh, Viên Sùng Hoán đã thể hiện tài thao lược khác biệt so với các tướng lĩnh làm nhiệm vụ bảo vệ biên ải. Ông cho mở rộng tiền đồn, chiếm giữ các cao điểm chiến lược, phân tán sức ép của kẻ địch ở vùng biên cương.
Tháng giêng năm 1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn 13 vạn kỵ binh tấn công Sơn Hải quan. Binh lính nhà Minh do chủ tướng Viên Sùng Hoán chỉ huy, kiên quyết kháng cự, chiến đấu một cách kỷ luật theo đúng những gì ông đề ra.
Tượng đài Viên Sùng Hoán.
Kết quả là Nỗ Nhĩ Cáp Xích sa lầy, còn trọng thương phải rút lui. Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ dẫn quân khỏi thành truy kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
Không lâu sau đó, Nỗ Nhĩ Cáp Xích phát bệnh nặng mà chết, Hoàng Thái Cực trở thành thủ lĩnh mới của người Mãn. Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ này để củng cố lực lượng, tái lập phòng tuyến.
Tháng 5 năm 1627, Đại hãn Hoàng Thái Cực xuất quân đánh nhà Minh lần hai, nhưng lần này là nhằm vào Cẩm Châu. Viên Sùng Hoán đoán biết được đây chỉ là chiến thuật của người Mãn, nhằm dụ ông xuất binh ra khỏi biên ải nên án binh bất động.
Khi thành Cẩm Châu nguy cấp, Viên Sùng Hoán chỉ điều một lực lượng nhỏ kỵ binh đến ứng cứu, vừa đủ làm chậm bước tiến của địch. Kết quả là Hoàng Thái Cực phải căng mình dẫn đại quân tấn công cả hai thành của nhà Minh ở vùng biên ải.
Sau 5 tháng giao tranh ác liệt, tinh thần quân Kim sa sút trước sức mạnh hỏa lực đại pháo vàsức cố thủ ngoan cường của quân Minh, cộng thêm thời tiết không thuận lợi,, Hoàng Thái Cực buộc phải hạ lệnh tạm lui quân để củng cố. Một lần nữa, quân Minh dưới sự chỉ huy của Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ truy kích, đánh cho quân Hậu Kim đại bại, giành chiến thắng quyết định.
Một sai lầm dẫn đến kết cục thảm khốc
Viên Sùng Hoán vốn không phải là người tham vọng quyền lực. Bị lời gièm pha của bè lũ hoạn quan Ngụy Trung Hiền, ông từ bỏ tất cả để trở về quê.
Năm 1628, vua Minh Tư Tông, hoàng đế cuối cùng của triều Minh lên nắm quyền thì bè lũ Ngụy Trung Hiền mới bị diệt trừ, Viên Sùng Hoán được phục chức.
Một năm sau đó, Đại hãn Hoàng Thái Cực lần hai thống lĩnh 10 vạn kỵ binh đi vòng qua Mông Cổ, đến nơi quân Minh phòng bị lỏng lẻo để đánh trực diện thẳng vào Bắc Kinh.
Mộ Viên Sùng Hoán ngày nay.
Bước đi này nằm ngoài dự đoán của Viên Sùng Hoán và đây cũng là lần duy nhất ông đoán sai toan tính của kẻ địch. Ông vội hạ lệnh cho 5 vạn binh mã từ vùng biên ải về cứu viện, còn bản thân mình dẫn theo 9.000 kỵ binh ngày đêm hành quân, kịp trở về Bắc Kinh trước.
Với sự ứng biến của lực lượng quân Minh ở trong và ngoài thành, Đại hãn Hoàng Thái Cực đành phải rút lui. Đến lúc này, Đại hãn nhà Hậu Kim phao tin Viên Sùng Hoán ngầm có thỏa thuận với người Mãn, dẫn đến việc ông dễ dàng đánh bại quân Kim.
Đúng lúc đó, có một tên thái giám chạy từ phía quân Hậu Kim về, bẩm tấu rằng nghe được tướng lĩnh của địch nói Viên Sùng Hoán muốn đầu hàng, còn hứa sẽ đem đầu của vua làm lễ vật dâng cho Đại hãn nhà Kim.
Minh Tư Tông là một người độc đoán lại đa nghi, sẵn bị áp lực triều chính nên tức giận vô cớ, chưa điều tra chân tướng đã khép tội phản quốc cho một trong những công thần cuối cùng của nhà Minh. Viên Sùng Hoán bị xử tội lăng trì, vợ con thì bị đưa đi đày.
Cái chết của Viên Sùng Hoán khiến cho người dân rung động, binh sĩ vùng biên cương chán nản, bất mãn. Quân Kim từ lúc đó ngày càng chiếm thế chủ động, bởi nhà Minh đã không còn một viên tướng nào đủ tài năng để có thể đọ sức với Hoàng Thái Cực.
Về phần mình, Hoàng Thái Cực là người không ngừng khiến nhà Hậu Kim trở nên mạnh hơn bao giờ hết, để rồi những người kế tục sự nghiệp của ông đã hoàn tất việc chinh phục nhà Minh vào năm 1646, mở ra thời đại nhà Thanh (đổi tên từ nhà Hậu Kim) cai trị Trung Quốc trong gần 300 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?