Dạo biển, cặp đôi phát hiện "bóng ma" cô bé khác loài nhảy múa
“Nín thở” trên những con đèo Hà Giang đẹp không kém Mã Pí Lèng / Ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Hiện vật trông như một tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ với hàng chục dấu chân in trên đá, lộ ra một phần trên bãi biển Matalascañas của Tây Ban Nha. Bằng con mắt của nhà khoa học, 2 người đi dạo đã nhanh chóng nhận biết đó là một hiện vật có giá trị đặc biệt.
Theo bài công bố trên tạp chí Scientific Reports, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Huelva (Tây Ban Nha) đã khai quật được tổng cộng 87 dấu chân hóa thạch tại địa điểm. Đó là những dấu vết cổ xưa nhất của người Neanderthals được biết đến trên bán đảo Iberia.
Bờ biển nơi các hóa thạch được phát hiện - Ảnh: NATURE
Hóa thạch dấu chân là một dạng hóa thạch vô cùng quý giá đối với giới cổ sinh vật học, bởi không chỉ cung cấp một chiếc khuôn hoàn hảo về phần cơ thể sinh vật, mà còn là "viên nang thời gian" giúp biết được cách sinh vật đó di chuyển, hành động, những điều đã xảy ra trong khoảnh khắc đó.
Theo Nature, 37 trong số 87 dấu chân này đủ hoàn chỉnh để phản ánh chúng thuộc về loài người cổ Neanderthals, người họ hàng gần với loài người hiện đại Homo sapiens, đã tuyệt chủng. Nó thuộc về nhiều người cao từ 102 cm đến 185 cm, trong đó ít nhất 7 dấu chân thuộc về trẻ nhỏ.
Cận cảnh các hóa thạch - Ảnh: ACIENT ORIGINS
Theo Acient Origins, đáng giá nhất là 2 dấu chân đã được kết nối với nhau: cùng thuộc về một người – một cô bé Neanderthals. Số lượng dấu chân nhiều hơn 1 cũng như cách nó ghi tạc lên đã đã hé lộ vào khoảnh khắc ấy, cô bé dường như đã nhảy múa trên biển, có thể đang chơi đùa, cũng có thể đang tham gia một vũ điệu kỳ lạ cùng bộ lạc của mình, theo tiến sĩ Eduardo Mayoral, tác giả chính của nghiên cứu. Điều này hứa hẹn nhiều dữ liệu quý giá về cách sống của loài người tuyệt chủng này.
Bờ biển này là nơi những người Neanderthals tìm kiếm cá, động vật có vỏ và nhiều loại hải sản khác. Chính người Homo sapiens cổ đại – tổ tiên chúng ta – cũng từng đến đây và sống bằng nguồn thức ăn này ở một thời kỳ muộn hơn.
Theo các nghiên cứu trước đây, châu Âu vốn là nơi định cư lâu đời của người Neanderthals. Khi Homo sapiens rời châu Phi, họ đã đi theo nhiều hướng, trong đó một nhánh tiến về châu Âu. Ở đây, nhiều vị tổ tiên đã chung sống và hôn phối với người Neanderthals, để lại dấu vết trong bộ gene nhiều người châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý