Đất Việt xưa: Vẻ lộng lẫy của ‘tòa lâu đài’ 104 tuổi độc nhất nằm ở cố đô Huế
Khám phá ‘thành phố đỏ’ rực rỡ ở Morocco / Những lâu đài samurai ở Nhật Bản
Công trình kiến trúc đánh dấu sự giao thoa Đông – Tây đầu thế kỷ 20
Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, nằm trên một vùng đất bằng phẳng, ngay bên cạnh là dòng sông An Thịnh chảy hiền hòa quanh năm. Nơi đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình.
Bức tượng của vua Khải Định được đúc bằng đồng.
Bên trong cung điện còn nguyên vẹn bức tượng của vua Khải Định được đúc bằng đồng. Bức tượng đồng này đã được đặt ở đây từ năm 1920. Tỷ lệ đúc bằng với tỷ lệ của người thật. Đến từng họa tiết trên tượng đều được điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Hoa văn truyền thống kết hợp với hoa văn trang trí của phương Tây đem đến những không gian ấn tượng.
Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức.
Đây còn là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị; đặc biệt, cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Thăng trầm cùng lịch sử
Ban đầu, cung An Định Huế có tất cả 10 công trình, bao gồm: Lầu Khải Tường, bến thuyền, đình Trung Lập, cổng chính, hồ nước, nhà hát Cửu Tư Đài,... Tuy nhiên, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, hiện nay cung An Định còn tồn tại 3 công trình chính: Cổng chính, lầu Khải Tường và đình Trung Lập.
Sau gần nửa thế kỷ bị rơi vào quên lãng, dưới tác động của thời gian, của chiến tranh, vẻ đẹp của cung An Định dần bị phủ lấp, thậm chí bị hủy hoại. Mặc dù đã mang nhiều vết hằn của thời gian, song giá trị kiến trúc và lịch sử của cung An Định Huế vẫn khiến không ít người trầm trồ.
Cung An Định ngày nay
Từ năm 2002, cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và trùng tu tôn tạo để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ. Nơi đây đã chính thức mở cửa cho du khách vào tham quan từ lâu và trở thành điểm tham quan được các bạn trẻ đua nhau tìm đến.
Tổng thể bên ngoài cung An Định mang dáng dấp của một cung điện nguy nga hoành tráng. Những góc check in vừa lạ vừa quen, vừa mang hơi hướng Đông – Tây khiến các bạn trẻ thích thú. Lầu Khải Tường chính là địa điểm sống ảo được nhiều người lựa chọn nhất.
Dù thời gian trôi qua để xóa mờ nhiều thứ, cung điện cổ của vua Khải Định vẫn luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?