Dấu chân ngoài hành tinh và bí ẩn tại sa mạc tồn tại 55 triệu năm
Namib (Namibia) được cho là sa mạc lâu đời nhất thế giới với niên đại ít nhất 55 triệu năm. Những vòng tròn kỳ lạ xuất hiện trên sa mạc này vẫn là một bí ẩn.
Những bộ tộc kỳ quái nhất hành tinh / Bí ẩn khó giải: Ma có thật hay chỉ là tưởng tượng?
Dấu chân người ngoài hành tinh: Namib là sa mạc lớn nhất của Namibia, quốc gia thuộc châu Phi. Trên bề mặt sa mạc, hàng triệu vòng tròn rải rác và cách đều nhau. Cỏ ở viền vòng tròn có thể cao đến đầu gối nhưng lại không mọc phía trong ngay cả khi đất được bón phân. Mỗi vòng tròn có thể đạt đường kính từ 2-20 m. Vùng đất xuất hiện vòng tròn kỳ lạ này trải dài trên quãng đường 1.800 km. Ảnh: Bles.
Khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được nguyên nhân hình thành các vòng tròn bí ẩn này, người dân địa phương đã đưa ra nhiều giả thuyết. Họ tin rằng chúng được tạo nên bởi các linh hồn và là dấu chân của vị thần. Hein Schultz, chủ sở hữu của một khách sạn bên ngoài công viên quốc gia Namib-Naukluft, cho biết: "Một số người dân địa phương tin rằng những vòng tròn bí ẩn này là do UFO hoặc các nàng tiên nhảy múa trong đêm tạo ra". Ảnh: Jen Guyton.
Sa mạc lâu đời nhất thế giới: Theo BBC, Namib có niên đại ít nhất 55 triệu năm, được cho là sa mạc lâu đời nhất thế giới (sa mạc Sahara chỉ từ 2-7 triệu năm tuổi). Với nhiệt độ mùa hè thường lên tới 45 độ C và đêm xuống dưới mức đóng băng, đây cũng là một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên hành tinh. Ảnh: Maxim Babenko.
"Cổng địa ngục" được cho là một trong những khu vực nguy hiểm nhất ở Namib. Chốn khắc nghiệt này là một vùng đất rộng 500 km với những cồn cát cao vút và con tàu rỉ sét dọc theo bờ biển Skeleton. Nhiều xác cá voi và gần 1.000 xác tàu đắm đã nằm rải rác trên bờ biển này trong nhiều thế kỷ. Khu vực này thường bị che phủ trong sương mù dày đặc khiến tàu thuyền gặp nguy hiểm. Người địa phương gọi khu vực này là "vùng đất Chúa tạo ra trong sự tức giận". Ảnh: TravelDigg.
Những đồi cát màu cam: Sossusvlei, một chảo muối rộng lớn ở trung tâm công viên quốc gia Namib-Naukluft, được bao phủ bởi màu cam rực rỡ. Màu sắc này được hình thành từ sự gỉ sét và là một dấu hiệu của quá trình oxy hóa do nồng độ sắt cao trong cát. Một số cồn cát trong khu vực này được cho là cao nhất trên thế giới. Những cồn cát màu cam cao từ 200-400 m. Ảnh: Oleg Znamenskiy.
Động vật chống lại sự khắc nghiệt để sinh tồn: Những vùng khô cằn nhất của Namib chỉ nhận được lượng mưa trung bình 2 mm mỗi năm. Trong một vài năm, nơi này còn không đón cơn mưa nào. Tuy nhiên, các loài động vật kiên cường như linh dương sừng kiếm, linh dương nhảy, báo săn, linh cẩu, đà điểu và ngựa vằn đã thích nghi để sống sót trong điều kiện khắc nghiệt. Ảnh: Radek Borovka.
Theo nghiên cứu, đà điểu tồn tại được trong môi trường này nhờ tăng nhiệt độ cơ thể để giảm mất nước. Ngựa vằn núi Hartmann là loài thích nghi với địa hình sa mạc gồ ghề. Linh dương sừng kiếm có thể chịu đựng trong nhiều tuần mà không uống nước. Thay vào đó, chúng ăn các loại thực phẩm giàu nước như rễ và củ. Ảnh: Matthias Kestel.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Cột tin quảng cáo