Vì đàn con đói mồi, diều hâu mẹ luôn tay luôn chân
Từ khi đàn con nở, diều hâu mẹ bận rộn không có lúc nào ngơi nghỉ, nó liên tục bay đi kiếm ăn để mớm cho con.
Cuộc sống bí mật muôn màu muôn vẻ của loài nhím (Phần 1) / 'Ghê rợn' cảnh rắn độc nuốt chửng ếch nhanh như chớp
Những con diều hâu ferruginous con đang nằm trong tổ chờ diều hâu mẹ đưa thức ăn về. Từ khi trứng nở, diều hâu mẹ bận rộn, luôn tay luôn chân không có lúc nào ngơi nghỉ.
Ngoài việc bảo vệ, chăm sóc đàn con, diều hâu mẹ còn phải tự chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình, không để bản thân ngã gục vì kiệt sức.
Làm tổ trên một mỏm đá cao và thoáng đãng diều hâu mẹ có thể tạm thời yên tâm khi rời tổ đi kiếm mồi. Tuy vậy, khi đàn con chưa thể bay, mọi mối nguy hiểm vẫn còn đó.
Chính vì thế, không chỉ nỗ lực săn mồi, diều hâu mẹ phải đảm bảo thời gian săn mồi ngắn nhất, hoàn toàn không được nghỉ ngơi.
Phải gắng gượng hết sức, diều hâu mẹ mới có thể đảm bảo an toàn tương đối cho chim non.
Khi phát hiện ra con mồi, diều hâu mẹ lao xuống nhanh như chớp chấm dứt mạng sống của nó rồi ngay lập tức tha mồi về cho đàn con.
Khi đàn con chưa đủ no, diều hâu mẹ sẽ không dừng lại. Chỉ đặt mồi vào tổ, diều hâu mẹ lại hớt hải đi kiếm ăn.
Ở trong tổ, những con chim diều hâu non đói bụng mong mẹ về từng giây từng phút.
Khi những đứa con tạm no, lúc đó diều hâu mẹ mới nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng cho mình.
Tình mẫu tử thiêng liêng của diều hâu ferruginous là một trong những điều tuyệt vời nhất của thế giới tự nhiên, khiến nhiều người cảm phục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?
Cột tin quảng cáo