Đây là 6 vật thể kỳ lạ từng rơi xuống Trái Đất, riêng vật thể thứ 3 đặc biệt hơn cả
Top 10 giống người huyền thoại trên Trái Đất / Mưa sắt từng tấn công Trái Đất?
Quả cầu lửa màu xanh phát nổ trên biển Tasman
Các nhà nghiên cứu đã quay được một đoạn video đáng kinh ngạc khi một thiên thạch có màu xanh lục phát nổ trên bầu trời đảo Tasmania, phía Nam Australia.
Tàu nghiên cứu Investigator, được vận hành bởi cơ quan khoa học quốc gia của Australia, CSIRO, đã ghi được hình ảnh quả cầu lửa này khi nó lao qua bầu khí quyển của Trái đất, xé dọc bầu trời và sau đó vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ trên Biển Tasman. Những người chứng kiến tận mắt sao băng cho biết, nhìn bằng mắt thường nó có màu xanh lục.
Một thiên thạch ở Michigan
Vào tháng 1/2018, một thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời thị trấn Hamburg, bang Michigan (Mỹ), khiến các mảnh vỡ của nó rơi xuống một hồ nước đóng băng bên dưới. Sau khi phân tích kỹ lưỡng các mảnh thiên thạch còn sót lại, các nhà khoa học phát hiện chúng có chứa hàng nghìn hợp chất hữu cơ hình thành từ hàng tỷ năm trước.
Bản thân các hợp chất này cũng đã hình thành từ những ngày đầu của Hệ Mặt trời. Điều này có nghĩa, các thiên thạch từng đâm vào Trái đất, khi hành tinh của chúng ta còn non trẻ, có thể mang các hợp chất tương tự.
Nhóm nghiên cứu cho biết, vào thời điểm cách đây hàng tỷ năm, các hợp chất hữu cơ từ thiên thạch có thể được tích hợp vào các vi sinh vật nguyên thủy. Vì vậy việc nghiên cứu thiên thạch Michigan có thể cho chúng ta cái nhìn sơ lược về sự sống sơ khai trên hành tinh.
Thiên thạch cầu vồng được tìm thấy ở Costa Rica
Vào năm 2019, một tảng thiên thạch bảy sắc cầu vồng đã phát nổ trên bầu trời của Costa Rica. Các nhà khoa học sau đó đã tìm thấy các mảnh vỡ của thiên thạch này tại 2 ngôi làng La Palmera và Aguas Zarcas.
Sau khi xem xét các mẫu vật, các nhà nghiên cứu cho biết chúng có thể chứa các thành phần hóa học của sự sống. Khác với các thiên thạch khác từng rơi xuống Trái Đất, tảng thiên thạch bảy sắc cầu vồng này từng là một phần của một thiên thạch có kích thước lớn hơn, vốn được hình thành từ bụi của một tinh vân cổ đại. Chính tinh vân này sau này đã ‘ươm mầm’ ra Hệ Mặt trời của chúng ta.
Được biết, các mảnh thiên thạch được tìm thấy ở Costa Rirca chứa các hợp chất cacbon phức tạp, có thể bao gồm các axit amin, vốn có thể kết hợp với nhau để tạo thành protein và phân tử như ADN.
Các mảnh vỡ của sao chổi có thể đã san bằng một ngôi làng cổ ở Syria
Ngôi làng tiền sử Abu Hureyra ở miền bắc Syria là nơi sinh sống của những người nông dân đầu tiên được biết đến trên Trái đất.
Nhưng sau đó, một vụ nổ bí ẩn đã phá hủy hoàn toàn khu vực này, để lại phần lớn tàn tích là những túp lều tranh được phủ đầy carbon. Khi khai quật tàn tích còn sót lại, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những quả cầu thủy tinh được hình thành từ đất nung chảy, các mẫu sắt và lưu huỳnh nóng chảy và kim cương nano.
Các nhà khoa học gần đây đã kiểm tra kỹ hơn những vật liệu thủy tinh này và phát hiện ra rằng chúng chỉ có thể hình thành ở nhiệt độ trên 3.630 F (2.000 C). Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các mảnh vỡ từ một sao chổi khi đi qua Trái Đất đã lao vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta, trước khi phát nổ trên bầu trời ngôi làng, giải phóng một làn sóng nhiệt cực mạnh thiêu đốt ngôi làng và lớp đất bên dưới nó.
Thiên thạch lao vào Trái Đất ở góc 'siêu hiểm', xóa sổ hoàn toàn khủng long
66 triệu năm trước, một thiên thạch có đường kính ước tính lên tới 81 km đã đâm vào Trái Đất ở góc nguy hiểm nhất có thể, khiến khủng long bị tuyệt chủng hoàn hoàn.
Được biết, để tìm hiểu kĩ hơn về thảm họa này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London đã quyết định sử dụng một siêu máy tính được cung cấp bởi hãng HP để lập nên mô hình 3D giả lập của vụ va chạm xảy ra 66 triệu năm trước. Kết quả nghiên cứu mô hình giả lập cho thấy, thiên thạch đã va chạm với Trái Đất ở góc 60 độ. Góc va chạm này tạo ra tối đa khí gas gây biến đổi khí hậu như lưu huỳnh và carbon dioxide, so với góc va chạm nông hoặc gần thẳng đứng.
Theo đó, lượng khí ga khổng lồ thải ra từ vụ va chạm đã che khuất hoàn toàn Mặt Trời, tạo ra hiện tượng "mùa đông hạt nhân" khiến Trái Đất bước vào thời kỳ Băng Hà. Việc môi trường sống bị thay đổi, nhiệt độ biến đổi đột ngột, nguồn thức ăn giảm, kết hợp cùng bầu không khí độc hại khiến 75% sự sống trên Trái Đất, bao gồm cả khủng long, bị tiêu diệt hoàn toàn.
Tàu vũ trụ của SpaceX bất ngờ phát nổ trong quá trình thử nghiệm
Vào ngày 10/12 vừa qua, SN8 – nguyên mẫu mới nhất của tàu Starship vốn dự kiến sẽ đưa con người lên Mặt trăng và Sao Hỏa trong tương lai gần đã cất cánh từ cơ sở thử nghiệm của SpaceX tại Texas.
Con tàu đã khởi động động cơ Raptor của nó và bay thẳng lên độ cao 12,55km. Tuy nhiên, chuyến bay thử nghiệm của SN8 chỉ kéo dài vỏn vẹn 6,5 phút, trước khi sự cố xảy ra trong quá trình hạ cánh khiến tên lửa phát nổ và bị phá hủy hoàn toàn khi chạm đất.
Thực tế cho thấy, lần thử nghiệm này của Starship đã thu được nhiều kết quả khá tích cực so với các lần thử nghiệm trước đây. Cụ thể, các mẫu SN5 và SN6 của Starship mới chỉ thực hiện được các chuyến bay thử nghiệm ở độ cao 152,4 m. Nguyên mẫu SN8 là nguyên mẫu đầu tiên được trang bị chóp mũi, cánh tà dọc thân và ba động cơ Raptor thế hệ mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết