GS Havard: Có thể người ngoài hành tinh chưa ghé thăm Trái Đất vì không thấy con người thú vị, hấp dẫn
Máy bay dùng năng lượng hạt nhân Mỹ giống UFO của người ngoài hành tinh lộ diện / Thực hư việc 2 phi công Ireland đồng loạt khẳng định việc nhìn thấy UFO
Rốt cuộc thì 'Oumuamua' là thứ gì?
Ngày 19/10/2017, các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện một vị khách lạ ghé thăm hệ mặt trời của chúng ta. Nhưng đó không phải là một dạng sinh vật sống ngoài hành tinh, mà là một vật thể.
Tuy nhiên, điều gây tò mò về vị khách bất ngờ được đặt tên là "Oumuamua" này chính là việc các nhà khoa học không thể lí giải nó chính xác là thứ gì. "Oumuamua" không phải là sao chổi, vì nó không có đuôi bụi và đuôi khí, nhưng lại không di chuyển giống như một tiểu hành tinh.
"Oumuamua" bay với vận tốc 93.300km/h theo hướng chòm sao Pegasus, tương đương vận tốc của sao chổi khi bay gần mặt trời. Việc vật thể này không có đuôi bụi và đuôi khí nhưng lại tăng tốc mà không nhờ lực hấp dẫn của mặt trời. Các nhà khoa học cho rằng vật thể này dường như hoạt động theo cơ chế tự vận hành mà con người chưa biết tới.
Thế nhưng nhà thiên văn học Avi Loeb, Giáo sư của trường Đại học Havard, Mỹ, lại không nghĩ như vậy. Ông Loeb cho rằng "Oumuamua" có thể là "một tàu thăm dò, phao, đèn chiếu (giống như hải đăng), hoặc thậm chí là một mảnh rác vũ trụ từ một công nghệ tiên tiến được chế tạo ở một nơi xa xôi trong vũ trụ".
Giáo sư Avi Loeb. Ảnh: SCMP
Giáo sư Loeb tin rằng đây là dấu hiệu đầu tiên của sự sống thông minh bên ngoài Trái đất, đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy một nền văn minh vũ trụ đang, và có thể là đã, nghiên cứu các vì sao.
Ông cho biết: "Ban đầu người ta nghĩ 'Oumuamua' là sao chổi. Mặc dù nó đến từ bên ngoài hệ mặt trời, mọi người vẫn cho rằng nó có nét tương đồng với sao chổi của chúng ta. Nhưng sao chổi có đuôi khí còn 'Oumuamua' thì không. Do đó, nó rõ ràng không phải là sao chổi.
Sau đó lại có người nói rằng nó có thể là một hành tinh, hoặc chỉ đơn giản là một tảng đả. Nhưng vấn đề là 'Oumuamua' tự tạo ra lực đẩy. Trong trường hợp của sao chổi, lực đẩy có được nhờ hiệu ứng tên lửa tạo ra các đuôi khí, nhưng 'Oumuamua' không có điều đó. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là cái gì đã tạo ra lực đẩy của 'Oumuamua'?"
Theo suy luận của vị Giáo sư Havard, lực đẩy của 'Oumuamua' có thể là từ các photon, các hạt tạo nên ánh sáng. Trên Trái đất, công nghệ này được biết đến với tên gọi "cánh buồm Mặt Trời", "cánh buồm ánh sáng", và nó đã được sử dụng cho các tàu thăm dò không gian Ikaros của Nhật Bản.
Ông Loeb lập luận rằng công nghệ "cánh buồm Mặt Trời" không có trong tự nhiên, do đó ông đã đặt ra giải thuyết rằng 'Oumuamua' là một vật thể do nền văn minh ngoài Trái đất chế tạo.
Hình ảnh dựng lại mô hình 'Oumuamua'. Ảnh: AFP
"Nghịch lý Fermi"
Kể từ thập niên 1960, cuộc tìm kiếm trí thông minh ngoài trái đất (SETI) đã trở thành mục tiêu nghiên cứu hấp dẫn nhiều nhà khoa học. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng niềm tin rằng người ngoài hành tinh có tồn tại không còn là điều bất thường trong cộng đồng khoa học ngày nay.
Năm 1950, nhà vật lý học Enrico Fermi từng đặt ra một câu hỏi mà sau này trở thành một nghịch lý nổi tiếng mang tên ông, "Nghịch lý Fermi": "Nếu người ngoài hành tinh có tồn tại, thì họ đang ở đâu?"
Đến nay, đã có nhiều người cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này. Quan điểm của Giáo sư Loeb về việc nhân loại thiếu bằng chứng về người ngoài hành tinh là bởi chúng ta vẫn đang tìm kiếm họ.
Lâu nay, các nhà khoa học vẫn tìm kiếm sinh vật ngoài hành tinh bằng cách truyền một tần số radio tiêu chuẩn, với hy vọng mọi nền văn minh công nghệ trong vũ trụ đều biết đến và một ngày nào đó người ngoài hành tinh sẽ nhận được tín hiệu của chúng ta.
Tuy nhiên, cách làm này dựa trên suy nghĩ các nền văn minh ngoài Trái đất có suy nghĩ giống con người. Giáo sư Loeb nói rằng cách tiếp cận này giống như khi ta gọi điện thoại, đối phương cũng phải có điện thoại và nghe điện thoại thì mới tiếp nhận được thông tin. Nhưng có thể người ngoài hành tinh không biết rằng chúng ta đang cố liên lạc với họ thông qua sóng radio.
Giáo sư Loeb cũng đưa ra một giả thuyết khác cho "Nghịch lý Fermi" là người ngoài hành tinh biết đến sự tồn tại của chúng ta, nhưng họ không muốn lộ diện trước con người: "Có thể họ cho rằng chúng ta không hấp dẫn, thú vị, nên họ không thấy có lý do gì để đến thăm chúng ta", ông nói.
Giáo sư Loeb cho rằng các nhà khoa học cần áp dụng nhiều loại kỹ thuật trong việc nghiên cứu, tìm kiếm dấu hiệu của sinh vật ngoài Trái đất. Ảnh: Getty Images
Giả thuyết thứ 3 về người ngoài hành tinh được lấy từ thuật ngữ "Bộ lọc Vĩ đại" của nhà kinh tế học Robin Hanson.
Theo giả thuyết này, ngay sau khi một nền văn minh đạt đến mức độ tiên tiến đủ để thực hiện các chuyến du hành giữa các vì sao, thì nó lại tự hủy diệt mình bằng chiến tranh hoặc một hậu quả tiêu cực ngoài mong muốn của loại công nghệ tiên tiến ấy. Do đó, có thể các nền văn minh ngoài Trái đất từng tồn tại trong quá khứ, nhưng giờ đã tuyệt chủng.
"Đây là một khả năng có thật", ông Loeb nói. "Các xã hội công nghệ thường tạo ra phương tiện có thể hủy diệt chính họ. Chúng ta là một ví dụ. Loài người không chăm sóc tốt cho hành tinh của mình, rồi lại phát triển vũ khí hạt nhân... Rất có thể các nền văn minh ngoài Trái đất cũng đã đi theo con đường đó trong quá khứ".
Giáo sư Loeb cho rằng các nhà khoa học cần tiếp tục sử dụng các kỹ thuật khác nhau trong cuộc tìm kiếm bằng chứng về người ngoài hành tinh. Việc tìm kiếm các vật thể như rác vũ trụ có thể đem lại nhiều thông tin hơn là gửi tín hiệu vào không gian, ông Loeb nói.
Ông Loeb tin tưởng rằng 'Oumuamua' là bằng chứng về sự tồn tại của trí thông minh ngoài hành tinh, và cuộc gặp gỡ với những người chế tạo ra nó có thể sẽ có lợi cho nhân loại,bởi con người có thể học hỏi các công nghệ mới từ họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách