Đây là cách tàn nhẫn mà Ung Chính đối xử với con trai của mình khi có ý định tranh giành ngôi vị với Càn Long
Bộ ảnh ghi lại cận cảnh quá trình "xuất giá" của tiểu thư quý tộc nhà Thanh: Ấn tượng mũ đội đầu của cô dâu / Danh thần nổi tiếng háo sắc nhất thời Tam Quốc, đến Tào Tháo cũng phải chịu thua, 75 tuổi vẫn sinh được một người con trai cực kỳ tài giỏi
Sau khi Hoằng Thời âm mưu hại em trai Hoằng Lịch tạo phản bị bại lộ, Ung Chính đã từ thất vọng trở thành hoàn toàn tuyệt vọng đối với người con trai này của mình. Vì không muốn để lại hậu họa cho người kế nhiệm trong lòng mình là Hoằng Lịch, đồng thời cũng là để duy trì sự ổn định cho chính trị hoàng quyền, Ung Chính quyết định tự mình vào vai “người ác” này, đồng thời đồng ý gánh vác tiếng chửi “giết con” của người đời. Thế nên, Ung Chính đem Hoằng Thời tới Sướng Xuân Viên, sau khi nói những lời cuối cùng với Hoằng Thời thì đã ban cho hắn tự vẫn.
Vì Hoằng Lịch, Ung Chính sẽ không để Hoằng Thời tồn tại ở nhân thế.
Từ sau khi Ung Chính đăng cơ lên làm hoàng đế, Hoằng Lịch đã được Ung Chính coi là người kế nhiệm của mình, điều này không chỉ tất cả các quan đại thần trong triều đều biết rõ mà ngay cả Hoằng Thời cũng hiểu rõ điều này. Ban đầu, hắn còn muốn tranh đoạt với Hoằng Lịch, thế nên mới có chuyện hắn trộm đề thi khoa cử, tạo ra một màn “án gian lận ở trường thi”.
Cùng với việc sự việc này bị bại lộ và Trương Đình Lộ bị chém đầu, Hoằng Thời cũng đã buông bỏ ý định dòm ngó ngai vàng, bắt đầu không màng thế sự, an phận thủ thường làm một vương gia nhàn hạ. Mãi cho tới khi Bát A Ca Dận Tự tới phủ của Hoằng Thời. Dưới sự cổ vũ và khuyên bảo của Dận Tự, Hoằng Thời đã lấy lại ý chí phấn đấu, nhất là sau khi Dận Tự đem lời khai của Trương Đình Lộ đưa cho Hoằng Thời, Hoằng Thời vẫn không hề có bất kỳ lo lắng gì, quyết định liều một phen, thề rằng sẽ phân cao thấp với Hoằng Lịch.
Thế nên sau đó, Hoằng Thời đã tỏ ra rất tích cực, thậm chí còn chủ động xin Ung Chính giao việc cho mình, mục đích chính là để thể hiện bản thân trước mặt Ung Chính, để lấy được thiện cảm của Ung Chính dành cho mình. Thế nhưng, tất cả mọi việc mà Hoằng Thời làm đều là tốn công vô ích.
Một mặt, vị trí của Hoằng Lịch trong lòng Ung Chính cực kỳ vững chắc, cho dù Hoằng Thời có làm gì, có cố gắng thế nào đi chăng nữa, có lấy lòng Ung Chính như thế nào thì vẫn chẳng thể làm Ung Chính cảm động một chút nào. Mặt khác, xét về mọi mặt thì Hoằng Lịch vẫn xuất sắc hơn hẳn Hoằng Thời, làm việc gì cũng khiến Ung Chính hài lòng. So sánh ra thì Hoằng Thời quả thực kém hơn nhiều.
Nếu như đã không tranh giành được ngoài sáng, vậy thì Hoằng Thời lựa chọn tranh đấu trong tối
Nhờ có Dận Tự lên kế hoạch sách lược cho mình, Hoằng Thời không ngần ngại bán đứng Ung Chính, tham gia vào cả “sự kiện đảng phái Bát Gia bức cung”, đồng thời còn thành công lừa được Hoằng Trú “truyền sai thánh chỉ”, dẫn đến Ung Chính mất đi quyền kiểm soát đại doanh Phong Đài. Lần này cũng đã khiến Ung Chính rơi vào nguy hiểm trên triều đường. Cuối cùng vẫn phải nhờ vào Thập Tam A Ca Dận Tường đoạt lại binh quyền của đại doanh Phong Đài mới dẹp êm mọi chuyện, giúp Ung Chính xoay đổi được tình thế cục diện.
Trước đó, do sự “tích cực” quá mức của Hoàng Thời đã khiến Ung Chính nảy sinh cảnh giác với hắn, thêm vào đó là lời nhắc nhở của Thập Tam A Ca trước lúc lâm chung đã khiến Ung Chính ngày càng nghi ngờ người con trai này của mình. Tuy Hoằng Thời không bị bại lộ trong “sự kiện đảng phái Bát Gia bức cung”, nhưng hắn cũng ngầm cảm nhận được nguy cơ đang tới. Nhất là khi tịch thu tài sản trong phủ của Bát A Ca Dận Tự, trải qua cuộc tẩy não của Dận Tự, sự âm hiểm và độc ác của Hoằng Thời đã hoàn toàn kích phát ra.
Thế nên hắn đã tổ chức một nhóm sát thủ, chuẩn bị ám sát Hoằng Lịch, nhưng do Lưu Mặc Lâm hi sinh mạng sống vì nghĩa nên âm mưu của Hoằng Thời mới không thành công. Với Ung Chính, Hoằng Lịch chính là toàn bộ hy vọng của ông, hành vi của Hoằng Thời đã chạm tới giới hạn cuối cùng của ông.
Điều quan trọng hơn cả là lúc này Hoằng Thời đã hoàn toàn bị ngai vàng và quyền lực che mờ hai mắt, tình nguyện trở thành “công cụ” của Dận Tự, giúp Dận Tự chống lại Ung Chính, điều này cũng đã khiến Ung Chính cảm thấy đau lòng và tuyệt vọng. Chính vì thế, Ung Chính mới quyết tâm phải giết đứa con trai bất tài vô dụng này của mình, không chỉ là vì bản thân mà còn là vì Hoằng Lịch.
Ông hiểu rõ rằng, lòng tham của Hoằng Thời không chết thì nhất định sẽ không cam chịu bỏ qua. Hoằng Lịch cũng vì sự kiện ám sát này đã nảy sinh lòng oán hận với Hoằng Thời, mâu thuẫn giữa hai người đã không thể nào hòa giải được. Nếu như mình không giết Hoằng Thời mà Hoằng Lịch làm chuyện này, vậy thì Hoằng Lịch sẽ phải gánh tội “giết huynh”, bị người đời chửi rủa.
Đây là điều mà Ung Chính không muốn phải nhìn thấy, thế nên đã quyết định chính mình sẽ thay Hoằng Lịch làm việc này. Dẫu sao trước đó, Ung Chính đã tích góp danh vọng cho Hoằng Lịch, đã hi sinh rất nhiều rồi, cũng không còn quan tâm phải thêm cái tội “giết con” này nữa. Cứ như thế, Ung Chính đã cho gọi Hoằng Thời tới Sướng Xuân Viên.
Khi ban chết ở Sướng Xuân Viên, mục đích của Ung Chính chính là oán trách Khang Hi
Sướng Xuân Viên được xây dựng vào năm Khang Hi thứ 23 (năm 1684). Sau khi xây xong, hàng năm Khang Hi đều dành khoảng một nửa thời gian ở tại Sướng Xuân Viên. Ung Chính cũng ở đây, tiếp nhận sự sắp xếp của Khang Hi lúc lâm chung, từ đó đăng cơ lên làm Hoàng đế. Sở dĩ Ung Chính cho gọi Hoằng Thời tới đây để ban chết cho hắn cũng là có mục đích của ông.
Đầu tiên, Hoằng Thời là một hoàng tử, Ung Chính vẫn cần phải để cho hắn có chút “thể diện”. Tuy Hoằng Thời tội nghiệt nặng nề nhưng Ung Chính không hề tiêu tông đoạt tước của hắn mà vẫn giữ thân phận con cháu của tộc Ái Tân Giác La và hoàng tử của Ung Chính. Nếu đã như vậy, nếu đã chọn để Hoằng Thời tự vẫn trong phủ của mình, hoặc trực tiếp cử người đi giết Hoằng Thời, vậy thì đã quá tàn nhẫn và khắc nghiệt. Dẫu sao, hai người cũng là cha con, Ung Chính cũng có chút không nỡ.
Sướng Xuân Viên là khu viên lâm hoàng gia được Khang Hi xây dựng nên để chuyên làm nơi “tránh ồn ào để nghe chính sự”, cũng là đại diện quan trọng cho thống trị hoàng quyền thời ấy. Ung Chính lựa chọn ban chết cho Hoằng Thời tại đây cũng coi như là cho Hoằng Thời sự tôn nghiêm cuối cùng, đối với Ung Chính mà nói thì đây cũng đã là làm tròn được hai chữ nhân nghĩa.
Thứ hai, khi ban chết cho Hoằng Lịch, Ung Chính đang hành sự trên phương diện “việc nhà”. Phải giữ tôn trọng đối với hoàng tử là Hoằng Thời mới có thể ở trong Tử Cấm Thành, cũng tức là trong hoàng cung ban chết cho Hoằng Thời. Nhưng Ung Chính lại không thể làm như vậy vì Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực của cả quốc gia, Ung Chính phê duyệt tấu chương, phát hành hiệu lệnh, quản lý 6 bộ của triều đình, thống ngực sự vụ của toàn quốc, hay nói cách khác, ở đây là nơi để Ung Chính xử lý “việc nước”, làm việc gì cũng phải quang minh chính đại.
Còn nếu như Ung Chính coi việc tư như việc nước để xử lý, vậy thì cho dù là phải qua Tông Nhân Phủ, hay là phải thông qua nội các và lục bộ, cả quá trình đối với Hoằng Thời mà nói đều là một kiểu hành hạ, đối với Ung Chính mà nói cũng lại là một sự gian nan, khó khăn. Thế nên, Ung Chính phải coi việc này như “việc nhà” để xử lý, coi như là một người cha đau lòng thất vọng xử lý một thằng con trai bất trung bất hiếu bất nhân bất nghĩa. Tất cả mọi lời nói chỉ có hai cha con biết, tất cả mọi trách nhiệm cuối cùng cũng đều do Ung Chính gánh vác, những người khác, đặc biệt là Hoằng Lịch, đều sẽ vì thế mà được đẩy ra ngoài vòng tội lỗi.
Thứ ba, Ung Chính ban chết cho Hoằng Thời ở Sướng Xuân Viên, mục đích là để nói lên nỗi oán trách trong lòng mình. Trước khi Khang Hi qua đời, đã nói với Ung Chính rằng: “Hãy thiện đại các thần dân của con, thiện đãi huynh đệ của con, không đến bước bất đắc dĩ thì không được làm hại họ”. Câu nói này tựa như một xiềng xích khóa chặt lấy Ung Chính, khiến cho dù Bát A Ca Dận Tự có làm điều gì quá đáng đến mấy thì Ung Chính cũng đều phải nhân nhượng, mãi cho tới khi xảy ra sự kiện đại nghịch bất đạo “bức cung” lần này, Ung Chính mới có được lý do chính đáng để diệt trừ ông.
Có thể nói, những vị hoàng tử thuộc đảng phái Bát Gia đã âm thầm liên kết và phá hoại, gây ra nhiều phiền phức cho Ung Chính. Giờ đây lại dưới sự ảnh hưởng của Dận Tự, Hoằng Thời lại chuẩn bị ra tay với huynh đệ của mình, thiếu chút nữa đã gây ra đại họa. Ngay giây phút này, Ung Chính đã tràn ngập lòng oán thán đối với Khang Hi, vì chính bởi tấm lòng “nhân từ” trước kia của Khang Hi mới tạo ra thảm kịch Ung Chính phải giết con để hậu thế thái bình này.
Thế nên, Ung Chính lựa chọn Sướng Xuân Viên, hơn nữa còn ở chính căn phòng mà Khang Hi đã trút hơi thở cuối cùng ấy ban chết cho Hoằng Thời. Một mặt, Ung Chính muốn Khang Hi biết rằng, mọi hành động mà ông làm bây giờ, bao gồm cả hành vi trừng trị nghiêm khác các vị hoàng tử trong đảng phái Bát Gia đều là vì bất đắc dĩ, ông đã làm tròn hai chữ nhân nghĩa, nhưng để bảo vệ căn cơ thống trị hoàng quyền, ông buộc phải làm như vậy.
Mặt khác, Ung Chính cũng muốn Khang Hi thông cảm cho hành vi của mình, đồng thời cũng muốn Khang Hi biết quyết định năm xưa của ông đã để lại hậu quả gì cho Ung Chính, thậm chí là cả quốc gia. Đây cũng là điều mà cả Ung Chính và Khang Hi đều cần kiểm điểm lại. Cứ như vậy, Hoằng Thời bị Ung Chính ban tự vẫn ở Sướng Xuân Viên và Ung Chính cũng vì chuyện này mà đau lòng vô cùng. Sau đó, Ung Chính cũng đã lựa chọn sắp xếp cho Hoằng Lịch cai trị đất nước. Đồng thời cũng đem hoàng quyền trong tay mình chuyển giao cho Hoằng Lịch.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này