Đây là lý do vì sao Phú Sát hoàng hậu được vua Càn Long sủng ái nhất, nhưng đến lúc chết vẫn oán hận quân vương của mình
Nghìn người ao ước có được ngôi vị mẫu nghi thiên hạ, nhưng bà Hoàng hậu này lại tự nguyện làm kỹ nữ chốn lầu xanh / Không phải Lệnh Phi hay Kế Hoàng hậu, đây mới là phi tần đứng vững nhất trong chốn hậu cung của Càn Long
Càn Long là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long Đế kéo dài hơn 60 năm.
Ông được biết đến là một vị vua anh minh và có tài trị quốc. Tuy nhiên người ta lại nhớ đến ông với những mối tình nổi tiếng chốn nhân gian.
Cả đời biết bao phi tần, mỹ nữ vây quanh nhưng trái tim vị hoàng đế si tình vẫn có thể lạc nhịp bởi một cô nương xinh đẹp.
Nhưng có lẽ người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông chính là Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.
Trong số những người được Càn Long ân sủng, ông dành rất nhiều tình cảm cho Phú Sát thị hoàng hậu.
Phú Sát Hoàng Hậu hay Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu xuất thân từ Mãn quân Tương Hoàng Kỳ, là một trong Thượng tam kỳ, hơn nữa là quân kỳ đầu tiên, địa vị xã hội Mãn Thanh được đánh giá rất cao.
Bà vừa có nhan sắc xinh đẹp lại hiền lương, đúng chuẩn mực mẫu nghi thiên hạ.
Phú Sát Hoàng hậu và mối hận tình với Hoàng đế vì mối quan hệ bất chính
Sử sách ghi lại năm ấy, Càn Long đã đưa thái hậu cùng hoàng hậu ra vườn chơi. Tiện thể dẫn theo phi tần lục cung, tông thất mệnh phụ, công chúa phúc tấn cùng đến thưởng ngoạn.
Hôm đó Viên Minh Viên cảnh xuân rực rỡ. Theo sau là đám giai nhân xinh đẹp, quần áo xúng xính, trang điểm lộng lẫy như tiên.
Càn Long ngồi trên long kỉ nhìn đám giai nhân đột nhiên phát hiện ra một quý phu nhân vô cùng lộng lẫy.
Đôi lông mày như vẽ, đôi mắt thăm thẳm như nước mùa thu, khuôn mặt hồng rạng rỡ như bông đào khoe sắc, thân hình mảnh mai tha thướt như cành liễu.
Nàng là ai mà giai nhân trong tam cung lục viện của mình không ai xinh đẹp bằng nàng? Nhưng trước đám đông, Hoàng đế cũng không tiện hỏi danh tính.
Đúng lúc đó, mỹ nữ bước ra để thỉnh an hoàng thái hậu, hoàng đế và hoàng hậu. Khi đó hoàng thượng mới biết nàng chính là em dâu của mình, vợ của đại thần Nội vụ phủ Phó Hằng.
Khi mọi người bắt đầu dạo chơi và ngắm cảnh tại cung Nguyên Ninh, Càn Long đã không còn tâm trí đâu để thưởng thức cảnh sắc bên ngoài nữa.
Trong lòng ông giờ chỉ "chăm chăm" một suy nghĩ là làm sao có thể được ở cạnh người đẹp kia.
Vì thế, trong suốt chuyến du ngoạn của mình, đôi mắt của Càn Long chỉ dán chặt vào một chỗ, đó là cơ thể uyển chuyển và khuôn mặt tựa trăng rằm của Phó phu nhân.
Dường như Phó phu nhân cũng cảm nhận được tình cảm của hoàng thượng nên cũng ý tứ dùng ánh mắt đáp lại.
Sau hôm đó, Càn Long ngày đêm tơ tưởng đến Phó phu nhân, thậm chí có lúc còn ngủ mơ gọi tên nàng. Hoàng hậu hỏi thì Hoàng thượng đều tìm cách lấp liếm.
Nhân dịp cả cung điện lại tưng bừng chuẩn bị đón Tết Trung thu, Càn Long ra lệnh, Phú Sát hoàng hậu có thể mời tất cả họ hàng thân thích đến tham gia cho đông vui.
Nghe có vẻ vị hoàng đế tâm lý nghĩ cho niềm vui của vợ mình nhưng mục đích chính vẫn là được gặp lại "bông hoa" khiến ông ngẩn ngơ hôm ấy.
Quả nhiên, chiêu bài của Càn Long rất có hiệu lực khi tối hôm đó Phó phu nhân cũng đến thỉnh an hoàng đế và hoàng hậu.
Để cho " kế hoạch " của mình có hiệu quả, Càn Long đã sắp xếp bàn tiệc để Phó phu nhân có thể ngồi cùng bàn với mình.
Cũng theo sự sắp xếp, bàn tiệc của hoàng đế Càn Long có một cuộc vui đặc biệt.
Đó là, hoàng đế hỏi một câu, mỗi người xung quanh phải thay nhau trả lời, nếu trả lời sai thì phải uống rượu.
Là một người thông minh nên Càn Long đã dễ dàng đưa Phó phu nhân "vào tròng".
Vì tửu lượng thấp nên chỉ sau vài chén Phó phu nhân đã ngà ngà say.
Lúc này, theo kế hoạch của hoàng đế, một thái giám đã dẫn Phó phu nhân vào phòng nghỉ và không lâu sau đó, hoàng đế Càn Long cũng mất dạng khi cuộc vui vẫn chưa kết thúc.
Hoàng hậu cho người đi tìm nhưng không tìm thấy. Hoàng hậu cũng không mảy may nghi ngờ vẫn tiếp tục tiếp khách.
Khi cuộc vui đã tàn, mọi người đã về nhưng vẫn không thấy bóng dáng Hoàng thượng đâu. Hoàng hậu cảm thấy lạ nên sai người đi xem Phó phu nhân thế nào.
Rất lâu sau mới thấy viên quan nhân quay lại bẩm báo rằng: Cửa cung Phó phu nhân đang ở đã đóng chặt không thể vào trong. Hoàng hậu lúc này mới giật mình hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Cũng kể từ hôm đó, tình cảm mà Hoàng hậu dành cho Càn Long không còn trọn vẹn như xưa.
Bà không hề trách móc nhưng thỉnh thoảng lại nhìn Càn Long bằng ánh mắt vô cùng ai oán khiến ông cảm thấy khó xử.
Cũng chính vì hổ thẹn nên Càn Long đã không thường xuyên đến cung Càn Ninh như trước. Vì thế hoàng hậu càng nghi ngờ sự lạnh nhạt mà hoàng thượng dành cho mình.
Những bất hạnh liên tục ập đến và cái chết vì bạo bệnh hay tâm bệnh?
Nỗi đau của hoàng hậu chưa nguôi thì thái tử Vĩnh Liễn bất hạnh chết yểu. Vài năm sau, hoàng hậu lại hạ sinh một hoàng tử đặt tên là Vĩnh Tông.
Đúng lúc tình cảm giữa hai người đang rạn nứt thì Vĩnh Tông lại mắc đậu mùa mà chết.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau, hoàng hậu đã không chịu nổi cú sốc này nên ngày đêm vật vã đến suy kiệt.
Càn Long cũng vô cùng thương xót và cố gắng luôn an ủi hoàng hậu. Ông đã quyết định đưa bà đi chơi Giang Nam cho khuây khỏa.
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1748, hoàng đế Càn Long đã đưa Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Thị và vị hoàng hậu mà ông vô cùng sủng ái Phú Sát Thị bắt đầu chuyến đi tuần thị Giang Nam.
Trên đường đi, cùng ngắm cảnh Sơn Đông, lăng Yết Khổng, Núi Thái Sơn và nhiều danh lam thắng cảnh khác.
Đâu đâu cũng là cảnh non nước hữu tình, chim hót hoa nở nhưng khuôn mặt hoàng hậu vẫn phảng phất nỗi u sầu.
Không may trên đường, hoàng hậu trúng phong hàn rồi hôn mê. Càn Long hoang mang, rối bời vội vàng ra lệnh hồi kinh gấp.
Nhưng vừa đến Đức Châu, thì sức khỏe của hoàng hậu quá yếu. Giờ phút hấp hối, nàng không nói được câu nào chỉ nhìn Càn Long bằng ánh mắt chất chứa u buồn, oán hận, hai hàng lệ đau thương trào ra rồi nàng đi.
Ánh mắt oán hận đó đã khiến tâm can Càn Long vô cùng đau đớn. Ông vừa đau lòng vừa day dứt. Ông đã ôm thi thể hoàng hậu mà khóc nức nở.
Một người phụ nữ yếu ớt mà phải chịu biết bao nỗi đau. Người ta cho rằng, làm vợ vua phải chấp nhận chung chồng đã đành, nhưng đối tượng mà Càn Long "chung chạ" thì không thể tha thứ.
Thêm vào đó lại là nỗi đau mất đi 2 đứa con liên tiếp. Chưa cần bệnh tới thì Phú Sát thị cũng đã chết lâm sàng vì tâm bệnh rồi.
Trong suốt 22 năm chung sống, tình cảm vợ chồng luôn tốt đẹp là thế, Phú Sát thị cũng là người được Càn Long vô cùng trân trọng và sủng ái.
Nhưng chỉ vì một lần hồ đồ hành động bản năng, người đàn ông đa tình này đã giết chết tình yêu của hoàng hậu dành cho mình.
Dù sau khi chuyện xảy ra, Càn Long vẫn luôn chăm lo, yêu thương hoàng hậu nhất mực, nhưng vết thương lòng quá lớn khiến bà chưa bao giờ nguôi ngoai.
Đó cũng là một nguyên nhân chính khiến Càn Long lo tang lễ cho Phú Sát thị chu đáo và lớn nhất trong số những người vợ của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?