Hoàng hậu 'vô đạo' gây chấn động lịch sử Trung Hoa: Tư thông với thái giám, hãm hại em gái, dùng thuật vu cổ giết vua
Bí ẩn về trận hải chiến đánh chìm siêu hạm Đức / 'Thiên sứ của Tử thần' và những tội ác man rợ chấn động thế giới
Ở các triều đại xa xưa trong dòng lịch sử hưng suy của Trung Hoa phong kiến, phụ nữ ngoại tình vốn đã là một điều gây chấn động và hầu như sẽ không có cái kết tốt đẹp.
Vị nữ nhân dưới đây chính là một minh chứng.
Thậm chí minh chứng này còn được lưu danh đến ngàn đời chỉ vì nàng không phải là một nữ nhân bình thường.
Nàng là một Hoàng hậu, một bậc mẫu nghi thiên hạ được cả một triều đại tôn sùng. Chưa kể, không chỉ ngoại tình đơn thuần mà nàng ngoại tình cùng thái giám.
Ghê gớm hơn, trước đó cũng chính nàng đã chủ mưu hãm hại em gái cùng cha khác mẹ của mình để leo lên được phụng vị tôn kính. Và sẵn sàng dùng thuật vu cổ để âm mưu giết chồng khi mọi chuyện bại lộ.
Tiểu thư đài các nhập cung ở tuổi 13, xong vì bệnh lạ phải xuất gia tu hành
Không ai khác, nhân vật chính của hàng loạt trang sử gây chấn động ấy chính là Phùng thị, Hoàng hậu thứ 2 của Hiếu Văn Đế - Hoàng đế triều Bắc Ngụy.
Dựa theo những gì sử sách để lại, thông tin về tuổi thơ của Phùng thị không được ghi chép nhiều, chỉ biết nàng sinh ra trong một gia đình quyền quý của triều đình thời bấy giờ.
Cha nàng làm đến chức Thái sư, mẹ nàng là phu nhân của một dòng dõi đài cát.
13 tuổi, Phùng thị cùng em gái ruột nhập cung trở thành phi tần cho Hiếu Văn Đế. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu như cô em gái ruột của Phùng thị qua đời ngay khi vào cung chưa lâu vì bệnh nặng.
Trước cái chết đột ngột của muội muội, Phùng thị đau thương đến mức sinh bệnh nặng.
Sau đó, nàng phải rời khỏi cung để về nhà dưỡng bệnh. Ít lâu sau đó, nàng xuất gia tu hành, rời khỏi chốn hồng trần sinh tử vô thường.
Trong thời gian Phùng thị xuất gia, một người em gái cùng cha khác mẹ của nàng đã được tấn phong trở thành Hoàng hậu. Vị Hoàng hậu này được xem là bậc mẫu nghi mẫu mực, vạn dâng yêu kính.
Xong, vì tiếc thương cho chị gái Phùng thị còn trẻ và xinh đẹp như đóa hoa đã phải gắn chặt cuộc đời ở chốn Phật môn, Hoàng hậu bèn xin phép Hiếu Văn Đế cho mình được phép rước chị gái Phùng thị hồi cung, tiếp tục làm phi tần.
Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, mùa hè năm 496, Phùng thị hồi cung, được Hiếu Văn Đế sắc phong làm Chiêu Nghi. Bất ngờ thay, sự việc Phùng thị quay lại đã kéo theo một cơn bão tố ập vào chốn cấm cung…
Bão tố kéo đến cấm cung, Phùng Chiêu Nghi hãm hại em gái, giành lấy Hậu vị
Dù suốt một thời gian tu hành nhưng có lẽ Phùng thị khó lòng mà quán triệt được hết tất cả những thói hư tật xấu của mình.
Bằng chứng là khi vừa mới hồi cung, biết được muội muội cùng cha khác mẹ của mình nay đã được làm Hoàng hậu, nàng đâm ra ghen ghét.
Nàng cho rằng mình nhập cung từ rất sớm mà nay địa vị lại thấp hơn cả em gái chỉ cùng nửa dòng máu. Từ đó, Phùng thị tìm mọi cách hãm hại Hoàng hậu.
Sau nhiều lần nỉ non với Hiếu Văn Đế, đồng thời loan tin bêu xấu Hoàng hậu. Cuối cùng, Phùng Chiêu Nghi đã thành công.
Mùa thu cùng năm 496, Hiếu Văn Đế phế truất Hoàng hậu, Hoàng hậu uất ức, lập tức rời cung. Sang năm 497 thì Hiếu Văn Đế sắc phong Phùng Chiêu nghi trở thành Hoàng hậu thay thế.
Từ đó, nàng chính thức trở thành Mẫu nghi thiên hạ của cả một giang sơn Bắc Ngụy.
Vốn xinh đẹp lại có tài ăn nói nên bao năm làm Hoàng hậu, Phùng thị vô cùng được Hiếu Văn Đế sủng ái.
Ông yêu thương nàng, ban cho nàng biết bao nhiêu là vinh hoa phú quý mà bất kỳ nữ nhân đương thời nào cũng ao ước có được.
Hai người gắn bó với nhau như hình với bóng, sống vô cùng hạnh phúc bên nhau.
Đáng tiếc là không bao lâu sau, Bắc Ngụy gặp biến cố chính sự, Hiếu Văn Đế phải rời cung, thân chinh xuất binh đi chống giặc.
Phùng thị lúc này đành chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, giữa một Hoàng cung bao la rộng lớn.
Hoàng hậu ngoại tình cùng Thái giám, kết bè kết phái gây nhiễu loạn triều đình
Một thời gian sau khi Hiếu Văn Đế rời cung, do không chịu nổi cảnh cô đơn lẻ bóng được nữa, Phùng Hoàng hậu bắt đầu có ý tư thông ngoại tình với chính kẻ hầu người hạ trong cung.
Và tình nhân của Phùng Hoàng hậu không ai khác chính là Cao Bồ Tát - một Thái giám giả mạo, đã lách luật vượt qua vòng "tịnh thân" mà chẳng mất đi thứ gì.
Chưa kể, Cao Bồ Tát còn có vẻ ngoài khôi ngô, vóc dáng tráng kiện nên được Phùng Hoàng Hậu hết mực yêu chiều.
Có được sự hậu thuẫn của Hoàng hậu, trong cung lại chẳng có Hoàng đế, Cao Bồ Tát nhanh chóng bành trướng quyền lực, thu phục quần thần.
Riêng Phùng Hoàng Hậu cũng chẳng vừa, ngoài ngoại tình nàng cũng kết bè kết phái, tự lập cho riêng mình rất nhiều thế lực đen tối. Chốn cung cấm từ đây bắt đầu nhiễu nhương.
Nhưng không có gì là mãi mãi, những việc làm tày trời của Phùng thị sớm bị bại lộ khi nàng ra sức ép Công chúa Bành Thành (một vị Công chúa chết chồng, đang là một góa phụ) phải lấy em trai Phùng Túc của mình, mặc cho Công chúa hết lời cự tuyệt.
Biết là không thể chống cự được lâu, Công chúa Bành Thành liền sai người lén ra khỏi cung, tố cáo những việc làm xấu xa của Hoàng hậu tới cho Hiếu Văn Đế.
Sự việc bại lộ, Hoàng hậu cùng mẹ ruột bày mưu giết thiên tử bằng thuật vu cổ
Hiếu Văn Đế nghe tin vẫn một mực không tin đây là sự thật, ông cho người điều tra thêm. Mãi cho đến khi chân tướng lộ rõ, ông tức giận, bất mãn ngã vật xuống đất ngay trong doanh trại của mình.
Nhưng để tránh "bứt dây động rừng" ông giả vờ im lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra, đợi đến lúc hồi cung mới ra tay trừng trị đôi "gian dâm".
Linh tính có chuyện chẳng lành cộng thêm nhiều nguồn tin đã rót vào tai Phùng Hoàng hậu sự việc Hiếu Văn Đế đã phát hiện mọi chuyện trong cung, lúc này Phùng Hoàng hậu như ngồi trên đống lửa.
Nàng còn cho gọi mẹ ruột của mình vào cung để bày kế hòng tránh khỏi tội chết.
Nghĩ mãi chẳng biết phải làm gì, hai mẹ con Phùng thị mới bèn liều lĩnh dùng tới kế sách tày đình khác. Đó là cho gọi thầy phù thủy vào cung để yểm bùa vu cổ, với mục đích giết Hiếu Văn Đế.
Năm 499, Hiếu Văn Đế bí mật quay trở về kinh đô Lạc Dương. Sau đó, ông liền cho người bắt Cao Bồ Tát lại thẩm vấn để xác thực chuyện gian díu với Hoàng hậu.
Chịu không nổi đòn roi, Cao Bồ Tát đành khai hết tất cả với Hiếu Văn Đế, khai cả chuyện Hoàng hậu dùng bùa chú để hãm hại Hoàng đế.
Thế là, Hiếu Văn Đế nghe xong đau đớn như đứt từng khúc ruột, điên tiết sai người bắt Phùng Hoàng hậu mang đi chém đầu.
"Mỹ nhân kế" giữ mạng và dấu chấm hết cuối cùng của một Hoàng hậu vô đạo
Phùng thị biết mọi chuyện không còn đường cứu vãn, nàng liền sử dụng "mỹ nhân kế" để bảo toàn mạng sống.
Nàng quỳ xuống khóc lóc nỉ non, van xin đủ điều.
Hiếu Văn Đế vốn tính thương vợ, ông xúc động cắn răng cho phép Phùng Hoàng hậu không phải chết, nhưng phải nhốt vào lãnh cung, suốt đời không được rời khỏi. Đến khi chết thì thôi.
Sau đó sức khỏe Hiếu Văn Đế ngày càng suy kiệt vì cú sốc, ông cứ yếu dần cho đến khi qua đời. Trước khi băng hà, ông ra một thánh mệnh sau cuối với nội dung: "Sau khi ta chết, sợ rằng không có ai khống chế được Hoàng hậu.
Các ngươi hãy dùng di lệnh của ta ban chết cho bà ta. Tuy nhiên, vẫn tổ chức tang lễ như của Hoàng hậu, đừng làm bại hoại thanh danh nhà họ Phùng".
Sau khi tang lễ Hiếu Văn Đế diễn ra xong, một số thân vương tuân theo di mệnh tiên đế để lại, mang thuốc độc cho Phùng thị uống.
Tuy nhiên, đến nước này Phùng Hoàng hậu vẫn một mực không chịu uống, không còn cách nào khác, các thân vương đành sai người ép đổ vào miệng nàng.
Sau đó, Phùng thị qua đời nhưng vẫn được ân huệ cuối cùng là được tổ chức tang lễ theo đúng nghi thức cung đình, và được ban cho thụy hiệu là U Hoàng hậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào