Đây là người nhắc tới "tam phân thiên hạ" còn sớm hơn cả Gia Cát Lượng, nhưng lại kém nổi tiếng nhất trong 'lứa đồng nghiệp' cùng thời
Trong 'Tam Quốc', vì sao sau khi giết Lã Bố xong Tào Tháo không dám chiếm đoạt Điêu Thuyền dù là mỹ nhân 'khuynh quốc khuynh thành'? / Nguồn gốc và bí mật về chiếc quạt lông vũ được Gia Cát Lượng luôn cầm theo bên người
Nói về độ nổi tiếng, có lẽ ít ai là không biết tới tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", dường như ai cũng có thể kể tên một vài nhân vật trong tác phẩm này ra. Về phái Đông Ngô, tuy lãnh đạo có sinh sau đẻ muộn hơn Tào Tháo và Lưu Bị, nhưng Đông Ngô cũng không thiếu những nhân tài hiếm có, trong đó phải kể đến là tứ đại đô giám, Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông và Lục Tốn.
Nhắc tới Lỗ Túc, ấn tượng của nhiều người có lẽ là một người hòa giải dễ thương, đáng yêu, nhưng thực ra, mọi người đều đang bị "Tam Quốc diễn nghĩa" tẩy não. "Tam Quốc diễn nghĩa" dù sao cũng chỉ là tiểu thuyết, Lỗ Túc trên thực tế lịch sử là một chiến lược gia vô cùng cao minh, trình độ không kém Gia Cát Lượng là bao.
Đầu ra tài năng của Đông Ngô thực ra cũng không thiếu, nhưng có thể xưng là chiến lược gia thì e rằng chỉ có Chu, Lỗ 2 người. Chu Du là phái chủ chiến, không cho rằng Đông Ngô bắt buộc phải liên minh với tập đoàn Thục Hán của Lưu Bị thì mới có thể sinh tồn. Tư duy của Chu Du có phần tiên tiến, chỉ có điều chiếm Kinh Ích rồi diệt Tào Tháo lại không phù hợp với thực lực tổng hợp lúc bấy giờ.
Trên thực tế, Lỗ Túc sớm đã nhắc tới mục tiêu chiến lược "tam phân thiên hạ", đây có thể xem là "Long trung đối" phiên bản Đông Ngô (thậm chí còn sớm hơn Gia Cát Lượng nhiều năm). Lỗ Túc giúp Tôn Quyền phân tích chiến cục, ông cho rằng Tào Tháo ở phương Bắc khá lớn mạnh, nhất thời không thể đánh bại. Ông chia Tôn Quyền, Tào Tháo và Lưu Biểu, 3 nhà ra là ba điểm mấu chốt, rồi tính toán mưu lược.
Nhân vật Lỗ Túc trên màn ảnh nhỏ
Suy nghĩ của Lỗ Túc là đúng, trước tiên ổn định miếng đất Giang Đông, sau đó mới có động lực và hậu phương vững chắc để mở rộng ra bên ngoài. Một khi thiên hạ có biến, Đông Ngô sẽ nắm bắt thời cơ từng bước tiến hành chiến lược, vừa đủ lông đủ cánh để tiến công lại vừa có thể ứng biến rút lui phòng thủ, có thể có một tầm nhìn chiến lược xa vời như vậy, Lỗ Túc nào phải dạng tầm thường?
Khu vực Giang Đông và khu vực Kinh Châu đều thuộc lưu vực sống Trường Giang, Kinh Châu đối với khu vực hạ lưu như Đông Ngô có một sự uy hiếp vô cùng bất lợi. Lỗ Túc ngay từ sớm đã nhanh nhảu nhìn ra nếu sau này Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, vậy thì kết quả sẽ còn tồi tệ tới đâu, chắc khó mà lường được. Vì vậy, Lỗ Túc đề nghị tiến ra quận Giang Hạ, để Tào Tháo không cách nào từ Kinh Châu đánh vào Đông Ngô theo phía tây. Tào Tháo dụng binh chỉ có thể công kích từ phía Bắc, như vậy thì Đông Ngô vẫn có thể phòng thủ được.
Tôn Quyền tiếp nhận ý kiến của Lỗ Túc, về đối nội, chỉnh đốn chính vụ an ổn lòng dân Giang Đông, về đối ngoại, tích cực mở rộng tiến thủ. Chiến lược này phủ quyết lộ tuyến bắc phạt của Tôn Sách, có thể nói là một quyết định khá táo bạo, đem lại những hiệu quả nhất định cho việc đối kháng Tào Tháo sau này.
Công nguyên năm 207, Tào Tháo đánh xuống phía Nam, Lưu Biểu ở Kinh Châu bệnh mất. Là một người khá nhạy cảm về mặt chính trị, Lỗ Túc kiến nghị Tôn Quyền và Lưu Bị liên minh kháng Tào, đồng thời vô cùng tích cực thúc đẩy việc này.
Rất nhiều người không hiểu vì sao Lỗ Túc lại tích cực thúc đẩy liên minh Tôn Lưu tới như vậy, lẽ nào không sợ Lưu Bị ngày càng trở nên lớn mạnh hơn, không sợ nuôi cọp trong nhà? Tuy nhiên, đây thực ra lại chính là điểm cao minh của Lỗ Túc. Trên dưới Giang Đông đoàn kết kháng địch, nhưng chỉ có sức mạnh quân sự thì vẫn chưa đủ. Lúc này, Tào Tháo là kẻ địch số một, lợi dụng tập đoàn Thục Hán làm ngoại tiếp kháng Tào là đúng đắn. Còn về thực lực của Lưu Bị thì Lỗ Túc cho rằng Lưu Bị vẫn chỉ là con chim non chưa đủ lông đủ cánh, vẫn chưa tới bước uy hiếp được bản thân.
Nhân vật Lỗ Túc trên màn ảnh nhỏ
Nhưng cuối cùng thì người tính cũng không bằng trời tính, Gia Cát Lượng nào để yên nhìn Đông Ngô khua tay múa chân. Lưu Bị sau này lấy Kinh Châu làm căn cứ địa phát triển lớn mạnh về phía Tây, trở thành thủ lĩnh một phương, "âm mưu" của Lỗ Túc cuối cùng vẫn chưa đạt được.
Tâm huyết và công lao của Lỗ Túc với Đông Ngô, là vô cùng to lớn. Điều duy nhất gây mất điểm ở Lỗ Túc đó là ông đem Giang Lăng cho Lưu Bị mượn, từ đó tạo cơ hội cho Lưu Bị phát triển mạnh lên. Nhưng nói về tình hình lúc đó, Kinh Châu rơi vào tay Lưu Bị còn tốt hơn là rơi vào tay Tào Tháo, kẻ địch của kẻ địch thì chính là bạn của ta, tính toán của Lỗ Túc thực ra cũng không sai…
Lỗ Túc trong lịch sử là người mờ nhạt nhất trong tứ đại anh kiệt của Đông Ngô, đây là do lập trường chính trị của nhà lãnh đạo, và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mang tính giải trí nhiều hơn của tiểu thuyết "tam Quốc diễn nghĩa". Sau khi Lỗ Túc mất, Tôn Quyền vẫn có ý định hành động đoạt lấy Kinh Châu, phá vỡ quan hệ liên minh với Lưu Bị dẫn tới trận Di Lăng. Tuy sau cùng về tổng thể là chiến thắng, nhưng nó cũng khiến Đông Ngô không thể thống nhất thiên hạ. Có thể thấy, Lỗ Túc mới là chiến lược gia hạng nhất của Đông Ngô!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này