Nguồn gốc và bí mật về chiếc quạt lông vũ được Gia Cát Lượng luôn cầm theo bên người
5 nhân vật thần cơ diệu toán khiến Tư Mã Ý phải ‘khiếp sợ’, Gia Cát Lượng chỉ đứng ở vị trí thứ 3 / Chân dung nghĩa tử của Tào Tháo: Trở thành Gia Cát Lượng phiên bản Tào Ngụy, thậm chí còn lợi hại hơn cả Gia Cát Lượng phiên bản gốc
Gia Cát Lượng là một nhà quân sự nổi tiếng phò tá Lưu Bị của nhà Thục Hán thời Tam Quốc (220-280 SCN). Ông thường được mô tả với hình ảnh tay cầm quạt lông vũ, ngồi trên xe đẩy. Chiếc quạt lông vũ luôn được Gia Cát Lượng mang theo bên mình Nam chinh, Bắc chiến. Rốt cuộc nó có ý nghĩa thế nào mà khiến vị tướng này không thể rời tay?
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng cầm quạt lông trên phim "Tam Quốc Diễn Nghĩa" phiên bản 1996.
Tương truyền về chiếc quạt này của Gia Cát Lượng, ngoài truyền thuyết là làm từ đuôi hạc tiên trong chuyện Gia Cát Lượng bái sư học đạo, dân gian còn có lưu truyền một câu chuyện như thế này: Theo đó thiên kim tiểu thư của Hoàng Thừa Ngạn là một cô gái vô cùng thông minh, tài hoa xuất chúng tên là Hoàng Nguyệt Anh. Hoàng Nguyệt Anh không chỉ vẽ đẹp mà còn có võ nghệ hơn người. Cô từng theo học võ của một danh sư nổi tiếng ở trên một ngọn núi. Lúc đã thành tài xuống núi, vị danh sư này đã tặng cho cô một chiếc quạt lông ngỗng, cùng với hai chữ “Minh” và “Lượng”. Bên trong hai chữ này ẩn giấu nhiều kế sách “công thành lược địa” và “trị quốc an bang”.
Đồng thời ông còn dặn dò Hoàng Nguyệt Anh rằng: “Hai chữ này chính là tên của đức lang quân như ý của con!”. Về sau, khi Gia Cát Lượng tới nhà Hoàng Nguyệt Anh cầu hôn, cô liền đem chiếc quạt lông vũ này ra xem như lễ vật tặng lại cho Gia Cát Lượng.
Hoàng Nguyệt Anh hỏi Gia Cát Lượng: “Gia Cát tiên sinh, ngài có biết dụng ý của tôi khi tặng ngài chiếc quạt này không?”. Gia Cát Lượng trả lời: “Là lễ thì nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng có đúng không?”. Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Còn có nghĩa thứ hai nữa?”
Gia Cát Lượng suy nghĩ mãi mà vẫn không ra được ý nghĩa thứ hai này, nên Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện rằng khi ngài nói tới Tào Tháo và Tôn Quyền thì chân mày lại hiện rõ ưu tư, lo lắng. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những lúc như vậy”.
Với trí thông minh của mình, Hoàng Nguyệt Anh biết rõ, đại trượng phu lúc làm việc lớn phải giữ tâm thái bình thản, không thể để tình cảm làm dao động, xử trí sự việc theo cảm xúc và lại càng không để người khác phát hiện ra. Như vậy sẽ bị khinh thường mà việc lớn không thành.
Sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng yêu chiếc quạt lông vũ như viên ngọc quý, lúc nào cũng cầm trên tay như hình với bóng.
Gia Cát Lượng trân quý chiếc quạt không chỉ thể hiện ra tình cảm chân thành tha thiết, không thay đổi giữa hai vợ chồng ông mà còn để vận dụng thành thục mưu lược được ẩn giấu trên chiếc quạt này theo một truyền thuyết khác. Cho nên bất kể xuân hạ thu đông, chiếc quạt này luôn ở trên tay của Gia Cát Lượng mà không rời xa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?