Khám phá

Đây là thí sinh may mắn nhất lịch sử Việt Nam: Nộp giấy trắng vẫn đỗ cao, chưa bao giờ biết đến 2 chữ 'thi trượt', nghe tên mới 'sốc'

Sĩ tử này tài trí không hơn ai, nhưng lại rất may mắn. Đó cũng là lý do mà ông thi đâu trúng đấy, không bao giờ biết đến 2 chữ “thi trượt”.

Càn Long hào phóng với mẹ, cung phụng đủ thứ ngoại trừ 1 điều đại kị tuyên bố ngay khi mới đăng cơ / Có chung họ, điều gì sẽ xảy ra nếu một con hổ nhìn thấy một con mèo?

Trong lịch sử khoa cử Việt Nam có nhiều cái tên nổi bật học giỏi, tài trí hơn người. Nhưng học tài thi phận, học giỏi chưa chắc đã đỗ đạt cao. Trong khi đó, có người tuy năng lực có hạn nhưng lại rất may mắn mỗi lần đi thi nên thành tích rất đáng gờm. Người đã hên dù thở cũng không xui nổi. Dù ông có để giấy trắng thì bài thi vẫn được điểm cao, đỗ đạt làm quan.

si-tu3-1685527107

Ảnh minh họa

Nguyễn Trật sinh năm 1573, quê ở làng Nguyệt Viên (nay là xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông được mệnh danh là “chúa tể may mắn” trong khoa cử. Dù tên là “Trật” nhưng người này thi đâu đỗ đó, công danh rộng mở.

Từ bé Trật đã không mặn mà với chuyện học. Ông không đi thi vì không muốn tốn thời gian. Nhưng sau khi được động viên, Trật đành lên đường lều chõng như bao người. Nào ngờ, lần thi đó ông đỗ liền 3 trường hàng đầu kỳ thi Hội. Lý do là nhờ được bạn bè ở chung chỗ trọ chỉ bài.

si-tu-4-1685527107

Đến kỳ thi tiếp theo khó hơn, bạn bè của Trật đều đã bị loại. Những tưởng ông cũng ra về sớm thì vận may lại đến. Trong lúc làm bài thi, thí sinh cạnh Trật bị đau bụng. Để cứu đối phương, Trật liền vội vàng cõng anh ta tìm thầy thuốc. Cảm ơn tấm lòng hiệp nghĩa đó, người bạn đã tặng lại bài thi cho Trật. Nhờ bài thi “trên trời rơi xuống đó”, Trật chễm chệ thi đỗ, cùng 7 người khác vào dự kỳ thi Đình.

Đến kỳ thi Đình, Trật một mình một lều chõng, không ai nhắc bài, không ai đau ốm để cứu nữa. Cuối cùng ông nộp giấy trắng ra về. Triều đình nghĩ sĩ tử này kiêu ngạo, không chịu làm bài nên muốn xử phạt ông. Nhưng đâu dễ, vận may lại một lần nữa “cứu” Trật khỏi thế khó.

 

si-tu2-1685527107

Sự kiện chúa Trịnh qua đời đột ngột khiến xã hội hỗn loạn. Trịnh Tráng trên đường chạy trốn đã vô tình gặp được Trật và được ông hộ giá. Báo đáp chuyện này, Trịnh Tráng đã cho Trật được đặc cách đỗ tiến sĩ của khoa thi năm đó.

Sau khi nhận được danh hiệu này, Nguyễn Trật ra làm quan và đảm nhiệm chức Công khao Đô cấp Sự trung. Với tính cách hiền lành, yêu thương dân chúng, ông được người đời quý trọng và kính mến. Nguyễn Trật còn được gọi với biệt danh Ông Nghè Nguyệt Viên, và tên tuổi của ông hiện vẫn được khắc ghi trên bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm