Đây là vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam từng đỗ Trạng nguyên: Mất 20 năm để từ lính cầm lọng leo lên đỉnh cao quyền lực
‘Thần mộc’ 1.500 tuổi - cây di sản của Việt Nam: Cao 70m, được lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt / Người đàn ông từng đào được cây gỗ quý bậc nhất Việt Nam: Được ngã giá 350 triệu lúc đó, thức trắng đêm để bảo vệ
Mạc Đăng Dung (1483-1541) quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng). Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó làm nghề đánh cá, từ khi còn nhỏ đã nổi danh là người thượng võ, khỏe mạnh hơn người, giỏi nhất là môn đấu vật.
Vào thời vua Lê Uy Mục, khi triều đình tổ chức thi tuyển võ sĩ tại Thăng Long, Mạc Đăng Dung đã ghi danh và đỗ đầu, trở thành Võ trạng nguyên. Đây chính là bước đầu tiên đưa ông đến với con đường quan lộ. Ban đầu, Mạc Đăng Dung được chọn vào đội quân túc vệ, nhiệm vụ của ông là cầm lọng theo nhà vua. Tuy nhiên, với trí tuệ hơn người, Mạc Đăng Dung đã biến nó thành bước đệm để leo dần lên những vị trí quan trọng trong triều đình.
Mạc Đăng Dung xây dựng hình tượng thật thà, ngay thẳng, được lòng nhiều người. Đến năm 1508 ở tuổi 25, ông được bổ nhiệm làm Đô Chỉ huy sứ vệ Thiên Vũ. Vào triều đại vua Lê Tương Dực, ông được thăng làm Vũ Xuyên bá vào năm 1511. Đến thời vua Lê Chiêu Tông, ông được thăng làm Vũ Xuyên hầu vào năm 1518, nhận nhiệm vụ trấn thủ Hải Dương. Đây chính là thời cơ lớn để Mạc Đăng Dung thu thập hương binh, chỉnh đốn quân ngũ. Ông được vua hết mực tin tưởng khi có công lớn giúp vua đánh dẹp các thế lực chống triều đình, vây cánh ngày một bành trướng.
Vậy là sau 20 năm làm quan, Mạc Đăng Dung đã đủ thế lực đưa em ruột Lê Chiêu Thống là Lê Cung Hoàng lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại đối nghịch với anh trai của mình. Để rồi đến tháng 6/1527, Mạc Đăng Dung buộc vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi, chính thức thành lập nhà Mạc, lấy hiệu Mạc Thái Tổ. Sở dĩ ông có thể đăng cơ ngoài tài trí, quyền lực thì còn nhờ gây dựng được uy tín trong dân chúng.
Mạc Thái Tổ là người có tâm có tầm, sau khi đăng cơ không "đuổi cùng giết tận" con cháu nhà Lê hay những người trung thành với triều đình cũ. Ông có công lớn bảo tồn các di sản văn hóa và kiến trúc của nhà Lê sơ tại Thăng Long và Thanh Hóa, tu bổ các công trình quan trọng như Quốc Tử Giám ở Thăng Long và khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa. Sau khoảng 3 năm đăng cơ, Mạc Thái Tổ đã nhường ngôi cho con trai Mạc Đăng Doanh và lên làm Thái thượng hoàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
CLIP: Thấy đồng loại bị cá sấu tấn công, trâu rừng nổi điên húc thủng bụng chúa tể đầm lầy
Bức tranh đắt nhất lịch sử Việt Nam có giá hơn 70 tỷ, được vẽ bởi một họa sĩ tài hoa lừng danh
Miền Nam được tính từ tỉnh nào?